Site icon Medplus.vn

Quyền lợi, chế độ bảo hiểm y tế cho bệnh ung thư năm 2022

Quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh ung thư năm 2022

Quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh ung thư năm 2022

Bệnh ung thư vốn được biết đến là căn bệnh quái ác khó chữa, không những làm kiệt quệ tài chính của bệnh nhân mà còn gây ra những hoang mang lớn về tâm lý cho cả gia đình người bệnh.

Bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn luôn được xem là giải pháp hỗ trợ đắc lực trong bài toán viện phí với nhiều người bệnh, đặc biệt là những người bệnh nghèo. Bên cạnh các khám chữa bệnh thông thường, thì quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh ung thư cũng rất được quan tâm. Cùng Medplus tìm hiểu những quyền lợi khám chữa trị ung thư đối với người lao động có BHYT qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Tại sao nên tham gia bảo hiểm ung thư ngay cả khi còn trẻ và khỏe mạnh

Tại sao nên tham gia bảo hiểm ung thư

1.1. Thực trạng bệnh ung thư hiện nay

Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185.

Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm.

Nguồn: Bộ Y tế/Tình hình ung thư tại Việt Nam

1.2. Có nên mua bảo hiểm ung thư?

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trong số 56,9 triệu ca tử vong trên toàn thế giới năm 2016 thì hơn 50% là do các căn bệnh ung thư, hiểm nghèo gây ra. Bệnh ung thư thực sự là mối hiểm họa với bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải, gây áp ực tinh thần, tài chính lên bản thân và gia đình mỗi người.

Đối mặt với rủi ro nguy cơ mắc các bệnh ung thư ngày càng cao, ngoài việc có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, chúng ta cần cân nhắc bảo vệ tài chính bằng cách chuẩn bị cho mình một gói bảo hiểm ung thư. Một trong các biện pháp hữu ích giúp bảo vệ tài chính và sự an tâm khi điều trị bệnh, là tham gia sản phẩm bảo hiểm.

Việc chọn mua cho mình và các thành viên trong gia đình một gói bảo hiểm ung thư là điều đáng cân nhắc. Bạn cần tìm đến các đơn vị bảo hiểm hàng đầu để được tư vấn, cũng như chọn ra sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với tình hình kinh tế của gia đình.

Với nền y học tiên tiến ngày nay, các bệnh ung thư, hiểm nghèo nếu phát hiện sớm thì tỉ lệ chữa khỏi cực kì cao, tuy nhiên chi phí điều trị mới thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Vậy nên đừng ngần ngại tham gia một gói bảo hiểm sức khỏe/ung thư để dự phòng tài chính cho tương lai.

2. Quyền lợi bảo hiểm y tế với bệnh ung thư

Quyền lợi bảo hiểm y tế với bệnh ung thư

Hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 chưa có quy định nào về chế độ bảo hiểm y tế riêng cho bệnh nhân bị ung thư.

Mức chi trả của bảo hiểm y tế với bệnh ung thư được quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế về mức hưởng bảo hiểm y tế. Trong đó không có quy định về việc chi trả viện phí cho người bị ung thư mà chỉ có quy định về mức chi trả đối với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến và mức chi trả đối với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến.

2.1. Đối với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến

Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

  • a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
  • b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
  • c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
  • d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
  • đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

2.2. Đối với trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến

quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân ung thư khi khám chữa bệnh không đúng tuyến

Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

  • a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
  • c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.”

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, bạn đối chiếu với trường hợp thực tế để biết được quyền lợi mà mình được hưởng.

Tuy nhiên, dù trong bảo hiểm y tế chưa có điều khoản nào dành riêng cho bệnh ung thư, nhưng các bệnh nhân ung thư thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 139/2002/QĐ-TTg:

“ Điều 2. Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:

4. Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.”

Khi đó, bệnh nhân ung thư được hưởng chế độ với mức hỗ trợ tại Điều 4 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 139/2002/QĐ-TTg như sau:

“Điều 4. Các chế độ hỗ trợ

  • 3. Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
  • 4. Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
  • 5. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành.”

3. Kết luận

Dù trong bảo hiểm y tế chưa có điều khoản nào dành riêng cho bệnh ung thư nhưng bệnh nhân ung thư vẫn được hưởng các chế độ hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh khác như tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh bảo hiểm y tế, bạn cũng có thể tham gia các sản phẩm bảo hiểm ung thư để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm từ công ty bảo hiểm uy tín như:

Exit mobile version