Site icon Medplus.vn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên đạt tiêu chuẩn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên đạt tiêu chuẩn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên đạt tiêu chuẩn

Vì sao cần có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên là tiền đề cơ bản để bé phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Dinh dưỡng cung cấp cho bé trong 9 tháng được lấy hoàn toàn từ mẹ. Nguồn dinh dưỡng này theo máu đi vào cơ thể thai nhi và nuôi dưỡng bé phát triển từng ngày. Vì vậy, chuẩn bị thực đơn cho bà bầu tháng đầu tiên là rất quan trọng trong giai đoạn này.

Cung cấp một lượng dinh dưỡng đủ, đúng sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh. Điều này giúp bảo vệ con, để con phát triển toàn vẹn nhất. Tháng đầu tiên trong thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. Vì vậy, vai trò của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ có một sức khỏe tốt, thai nhi an toàn.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên đạt tiêu chuẩn

Bổ sung Axit folic

Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang muốn có bầu hoặc mang thai trong giai đoạn đầu cần 500 microgram axit folic mỗi ngày. Mẹ nên bổ sung axit folic từ trước khi mang thai cho đến hết thai kỳ, dưỡng chất này cực kỳ quan trọng đối với thai nhi.

Mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như: rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc. Hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan… Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng.

Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.

Bổ sung Vitamin B6

Vitamin B6 rất quan trọng trong dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên. Vì nó có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn và nghén. Buồn nôn, ói mửa là vấn đề lớn nhất và hầu hết phụ nữ cảm thấy khó chịu ở giai đoạn này. Thay vì dùng thuốc, hãy thay thế bằng các thực phẩm giàu vitamin B6. Một số thực phẩm được gợi ý như: ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, bơ đậu phộng, chuối, quả hạch …

Bổ sung chất sắt

Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ. Giúp hình thành các tế bào máu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của mẹ và bé. Bổ sung đủ sắt vào thực đơn dinh dưỡng tháng đầu tiên thông qua các thực phẩm như: trứng, thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…

Bổ sung canxi

Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi trong trong giai đoạn này. Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi.

Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ canxi có thể cảm thấy đau nhức xương. Bé bị còi khi còn trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương. Các thực phẩm giàu canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…

Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi.

Bổ sung Protein

Protein giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi, nuôi cơ thể đang phát triển của bé và cung cấp các axit amin. Đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.

Các thực phẩm giàu đạm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…

Bổ sung Vitamin D và C

Bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D. Điều này nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn. Điều quan trọng cần ghi nhớ là nguyên tắc phơi nắng an toàn. Mẹ nên phơi nắng trước 7 giờ sáng và sau 4 giờ chiều là đủ.

Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai tháng đầu tiên. Tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt… giàu vitamin C.

Những nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên

Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Các thực phẩm khó tiêu sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu hơn khi ăn. Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa. Ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt, kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng tối, hoặc ác chế phẩm từ sữa. Mẹ nên tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén. Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

Các thực phẩm tái sống, chưa chín

Trong tháng đầu tiên, bà bầu tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống… Bởi những thực phẩm này rất dễ nhiễm các vi khuẩn khi chưa được nấu chín. Mẹ bầu có khả năng bị ngộ độc khi ăn chúng. Trường hợp xấu nhất rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.

Trong tháng đầu tiên, bà bầu tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống…

Uống nước trong bữa ăn

Mẹ bầu rất hay mắc phải sai lầm này. Lời khuyên là mẹ nên uống nước trước khi ăn giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Tránh uống nước trong khi ăn, bởi nó gây cảm giác chán ăn, mẹ không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé cưng.

Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn.

Những quan điểm sai lầm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên

Chứng ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Một quan điểm cực kỳ sai là ở các mẹ bầu khi gặp tình trạng ốm nghén là không ăn vì cho rằng không ăn sẽ không nôn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ cực kỳ nguy hiểm.

Để giảm bớt cơn ốm nghén, tốt hơn hết là mẹ nên ăn với lượng ít. Đồng thời, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì ăn 3 bữa, mẹ nên đổi thành ăn 6 bữa một ngày. Nên tránh ăn những thức ăn có mùi, vì nó sẽ gây khó chịu cho dạ dày.

Ăn uống không khoa học

Khi mang thai, bà bầu bất giác rất thèm ăn một thứ gì đó, có thể là đồ ngọt. Đây là cảm giác phổ biến ở mẹ bầu, cũng có trường hợp là cực kỳ không thích một loại thực phẩm nào đó.

Thông thường thèm ăn là cách cơ thể báo hiệu rằng nó đang cần cung cấp một chất dinh dưỡng cụ thể. Có thể là protein hay bất kỳ một dưỡng chất nào. Những lúc thế này mẹ nên cung cấp vào cơ thể dưỡng thực phẩm dinh dưỡng thay vì những món ăn vặt không an toàn.

Mang thai là ăn cho 2 người

Mọi người thường cho rằng mang thai là ăn cho 2 người. Tuy nhiên, đây là quan điểm cực kỳ sai lầm. Khi mang thai không có nghĩa là mẹ bầu cần cung cấp gấp đôi lượng calo của mình. Trong 3 tháng đầu này mẹ chỉ cần cung cấp đúng nhu cầu cơ bản như trước khi mang thai. Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nên tăng thêm khoảng 200 calo vào chế độ dinh dưỡng. Ở tam cá nguyệt thứ 3 nên bổ sung thêm khoảng 300 calo, thời điểm này bé cần nguồn dưỡng chất tối đa để chuẩn bị chào đời. Đồng thời có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện nhất.

Thực đơn dinh dưỡng gợi ý cho bà bầu trong tháng đầu tiên

Mẫu thực đơn gợi ý 1

Bữa sáng 7h:

Bữa phụ 9h30:

Bữa trưa 12h:

Bữa phụ 15h:

Bữa tối 18h:

Bữa phụ 20h: 

Thực đơn gợi ý cho mẹ bầu

Mẫu thực đơn gợi ý 2

Bữa sáng 7h:

Bữa phụ 9h30: 

Bữa trưa 12h:

Bữa phụ 15h:

Bữa tối 18h:

Bữa phụ 20h:

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version