Cùng Medplus tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là gì bạn đọc nhé!
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Mặt khác, một trong những tình trạng phổ biến nhất mà hầu hết các bệnh nhân ung thư dễ mắc phải là sự suy kiệt của cơ thể. Vấn đề này có thể xuất phát từ những tác dụng phụ không mong muốn của các liệu pháp điều trị ung thư, hoặc cũng có thể xảy ra do tâm lý lo lắng, thấp thỏm và chán trường của người bệnh.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì tình trạng suy kiệt phần nhiều là do khối u tác động đến cơ thể. Những tế bào ung thư hoạt động mạnh mẽ sẽ làm cho quá trình chuyển hoá thông thường của cơ thể bị biến đổi, từ đó nguồn năng lượng ít ỏi bị tiêu hao nhiều hơn, thậm chí các mô, cơ và các tế bào trong cơ thể bị phá hủy nghiêm trọng. Vì vậy, tình trạng suy kiệt về thể lực cũng như tinh thần của bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, tình trạng suy giảm về cân nặng và thể chất nghiêm trọng cũng khiến cho nhiều bệnh nhân ung thư không thể tiếp tục “gắng sức” theo hết các liệu trình điều trị bệnh. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị bệnh mà còn khiến cho tiên lượng sống của bệnh nhân bị giảm xuống.
Những người mắc bệnh ung thư nên chú trọng tới việc ăn ít thịt nhưng nhiều rau, cá, dầu thực vật, đồng thời tích cực luyện tập thể dục thường xuyên hơn để cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại sự “tấn công” của ung thư.
Người nhà của bệnh nhân nên cố gắng cho người bệnh thoải mái ăn theo khẩu vị mà họ yêu thích. Các bữa ăn cũng nên được chia nhỏ thành nhiều bữa để cơ thể bệnh nhân dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, những người thân của bệnh nhân cũng cần phải khuyên nhủ người bệnh chịu khó hạn chế nằm nhiều một chỗ, giữ cho đầu óc luôn được thoải mái, thư giãn, tránh lo âu và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều để giúp cho việc điều trị khởi sắc hơn.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là gì?
Như đã đề cập ở trên, một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất quan trọng sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư cải thiện được sức đề kháng của mình để có thể chống chọi lại với bệnh tật và nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.
Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng nên tạo một không khí thoải mái và vui vẻ cho người bệnh trong suốt bữa ăn. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn của bệnh nhân ung thư, bao gồm:
Chế độ ăn tinh bột cho người bệnh ung thư
Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn, vì có thể đem đến nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe, ngoài ra cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung thêm nhiều chất phụ gia.
Rau củ quả thường cung cấp một lượng vitamin đáng kể, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Việc thay đổi khẩu vị ăn uống trong thời gian điều trị bệnh là một điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, những loại thực phẩm như thịt thường mang lại cảm giác tanh hoặc đắng cho người bệnh.
Tuy nhiên, sau khi chấm dứt quá trình điều trị, sự thay đổi khẩu vị của bệnh nhân sẽ tự biến mất. Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân ung thư giảm tình trạng khó chịu khi ăn uống, bao gồm:
- Bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn
- Ăn nhiều các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, bưởi (trừ trường hợp bệnh nhân đang bị đau ở miệng hoặc họng).
Những bệnh nhân ung thư đang có các tổn thương ở vùng răng miệng nên tránh ăn các thực phẩm rắn, khó nhai nhuốt, và những loại thực phẩm có vị cay nồng, vì chúng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của sự tổn thương.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm nhiều nước, uống nước theo từng ngụm nhỏ và sử dụng các loại thực phẩm dạng khô như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn.
3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư bao gồm:
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, không có thực phẩm tốt hay xấu, chỉ có chế độ ăn uống hoặc phong cách ăn uống tốt hay xấu. Điều này có nghĩa là thói quen ăn uống lâu dài quan trọng hơn những gì bạn ăn trong bữa ăn hàng ngày.
Tham khảo chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng
Mặc dù tất cả các nhóm thực phẩm đều có tầm quan trọng nhất định, nhưng những loại thực phẩm thuộc nhóm thực vật nên được chú trọng bổ sung nhiều hơn, còn những loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và chất béo bổ sung nên hạn chế tiêu thụ hoặc ăn chúng một cách điều độ.
Sau đây là khẩu phần ăn cho từng nhóm thực phẩm:
Nhóm bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống (6-11 phần ăn mỗi ngày): một khẩu phần bao gồm:
- 1 lát bánh mì
- 1/2 chén mì ống nấu chín
- 1/2 chén ngũ cốc nấu chín (bột yến mạch, bột nghiền. kem lúa mì)
- 1 oz ngũ cốc ăn liền
- 1/3 chén cơm
- 4-6 bánh quy giòn
Nhóm trái cây (2-4 phần ăn mỗi ngày): một khẩu phần trái cây bao gồm
- 1 trái cây cỡ vừa, chẳng hạn như cam, táo, lê, chuối
- 1/2 chén trái cây tươi, chín, đông lạnh hoặc đóng hộp
- 1/4 cốc trái cây khô, như nho khô, xoài hoặc mơ
- 3/4 cốc (6 oz) nước ép trái cây 100%
Nhóm rau (3-5 phần mỗi ngày): một phần rau bao gồm:
- 1 chén rau sống (gồm bông cải xanh, cà rốt) hoặc rau lá (như rau diếp, rau bina)
- 1/2 chén rau nấu chín
- 3/4 cốc nước ép rau củ
Nhóm thịt, gia cầm, cá, đậu khô, trứng và các loại hạt (2-3 phần ăn hoặc 6-9 oz một ngày): một khẩu phần thịt hoặc chất thay thế thịt thường bao gồm 3 oz thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cá và bánh mì kẹp thịt chay. Để đánh giá dễ dàng khẩu phần thịt, bạn có thể ước chừng 3 oz với kích cỡ khoảng một lòng bàn tay của một người phụ nữ. Nếu sử dụng thịt đỏ, bạn nên lựa chọn những miếng thịt nạc thăn hoặc sườn, vì chúng có chứa ít chất béo hơn. Thông thường, 1 ounce thịt hoặc chất thay thế thịt sẽ bao gồm:
- 1/2 chén đậu nấu chín hoặc đóng hộp (đậu hoặc đậu Hà Lan)
- 1 quả trứng
- 3/4 cốc các loại hạt
- 2 thìa bơ đậu phộng
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các thông tin cần biết về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là gì nhé, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết để hạnh phúc với gia đình hơn bạn đọc nhé.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :