Site icon Medplus.vn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì muộn

Chuyện dậy thì sớm hay dậy thì muộn do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động

Muốn trở lại dậy thì tự nhiên cần phải có chế độ điều chỉnh, giảm vận động cho phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì muộn

Chế độ dinh dưỡng cần thiết ở tuổi dậy thì

Canxi cần thiết trong quá trình dậy thì

Có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa như pho mai, trong những loại đậu, trong xương cá, cua đồng. Trẻ cần được uống ít nhất 300 – 500 ml sữa mỗi ngày.

Sắt

Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 18mg sắt, trẻ gái cần hơn trẻ trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Sắt có nhiều trong thịt, cá, rau xanh (rau ngót, rau muống…)

Iốt

Khoảng 15 mcg mỗi ngày. Iốt có nhiều trong hải sản và phải sử dụng muối Iốt khi nấu ăn. Thiếu Iốt trẻ sẽ bị bướu cổ, kém thông minh…

Vitamin

Các vitamin nhóm B, C, A, D, axit folic… cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, trẻ cần ăn đa dạng thực phẩm và là những thực phẩm tươi, càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất dinh dưỡng. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300 – 500g.

Chất đạm xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính trong giai đoạn dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, cần khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm để xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính. Trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14 – 15% năng lượng (70 – 80 g/ngày). Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, các loại đậu…

Chất béo

Là chất cung cấp năng lượng cao và là dung môi tăng hấp thu vitamin D (rất cần cho sự hấp thụ canxi) nên cần 50 – 60 g/ngày. Chất béo no có trong thức ăn chứa đạm động vật còn chất béo chưa no thì phải bổ sung bằng dầu ăn và cá.

Bột đường

Chất cung cấp năng lượng chính, chiếm 60 – 70% năng lượng (300 – 400 g), là những thực phẩm giàu bột đường như gạo, bột mỳ, khoai củ… Nên chọn những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.

Cần có chế độ ăn hợp lí cho trẻ ở giai đoạn dậy thì

Thực phẩm khiến trẻ dậy thì muộn

Cải bắp

Có chứa lượng nhỏ goitrin có thể gây bướu cổ, ảnh hưởng tới tuyến giáp, điều đó tác động tới quá trình dậy thì. Trước khi chế biến, nên cắt nhỏ cải bắp ngâm nước khoảng 10 phút để hạn chế tối đa lượng goitrin.

Đậu nành ảnh hưởng tới sự tổng hợp hormone gây hiện tượng dậy thì muộn

Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng khá cao gồm các nhóm vitamin B, F và các khoáng chất. Tuy vậy, trong đậu nành có chất isoflavone có ảnh hưởng tới sự tổng hợp hormone gây hiện tượng dậy thì muộn. Mặt khác, trong đậu nành còn có chứa estrogen thực vật giống estrogen nội tiết tố của buồng trứng tiết ra. Lưu ý, các bé trai không nên uống quá 300ml sữa đậu nành/ngày.

Đồ ngọt ảnh hưởng lớn tới việc phát triển chiều cao trong giai đoạn tiền dậy

Theo các chuyên gia, việc ăn quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt có gas ảnh hưởng lớn tới việc phát triển chiều cao trong giai đoạn tiền dậy thì. Mặt khác, đồ ăn ngọt là nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, thận…là tác nhân thúc đẩy quá trình dậy thì muộn.

Đồ ngọt ảnh hưởng lớn tới việc phát triển chiều cao trong giai đoạn tiền dậy

Rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng tới khả năng “đàn ông” của các bé trai

Không chỉ gây ra tình trạng dậy thì muộn, mà còn ảnh hưởng tới khả năng “đàn ông” của các bé trai về sau. Rượu, bia là thủ phạm giảm lượng hormone, testosterone ở trẻ.

Ăn nhiều muối làm chậm quá trình dậy thì

Các nhà khoa học cho biết ăn nhiều muối (gấp 3 – 4 lần hàm lượng quy định/ngày) hoặc ăn quá ít muối sẽ làm chậm quá trình dậy thì ở trẻ em và dễ gây stress. Ngoài ra, ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tăng huyết áp và tim mạch.

Xem thêm Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái và bé trai

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version