Site icon Medplus.vn

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ THẤP CÒI LÀ GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu về chế độ dĩnh dưỡng cho trẻ thấp còi là gì bạn đọc nhé!

 

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi là gì?

SDD thấp còi được coi là trở ngại lớn nhất của con người trong quá trình tăng trưởng và phát triển, ảnh hưởng tới 155 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2016, tỷ lệ trẻ SDD thấp còi đang ở mức 24,3% nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị SDD thấp còi.

2. Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi

Các yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em được xác định là: cân nặng sơ sinh thấp, trình độ học vấn của bà mẹ, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và các tình trạng bệnh lý khác như tiêu chảy, sốt…

Các phân tích cho thấy cân nặng sơ sinh thấp ảnh hưởng lớn đến khả năng SDD thấp còi sau này của trẻ. Trình độ học vấn có liên quan đến sự hạn chế về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ. Các gia đình ở nông thôn điều kiện kinh tế kém hơn trẻ có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn do khả năng tiếp cận với lương thực thực phẩm hạn chế.

Bà mẹ có chiều cao thấp so với chiều cao trung bình (< 153 cm) có nguy cơ con bị mắc SDD thấp còi cao hơn so với bà mẹ có chiều cao trung bình. Các bé gái được sinh ra bị SDD khi lớn lên trở thành những bà mẹ bị SDD và sinh con SDD theo chu kỳ lặp đi lặp lại.

SDD thấp còi là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành, giảm khả năng học tập và năng suất lao động, tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, ung thư … sau này. Hầu hết các trường hợp SDD thấp còi xảy ra trước khi trẻ 3 tuổi là hậu quả của việc không nhận đủ thức ăn và chất lượng thức ăn không đảm bảo .

Thiếu ăn, đói nghèo, bệnh tật là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra SDD thấp còi. Để có hiệu quả tốt nhất, các can thiệp phòng chống SDD thấp còi cần được tiến hành sớm, tốt nhất là trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”: đó là 1000 ngày vàng từ khi trong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Trẻ em  có khả năng đạt được chiều cao tối đa theo tiềm năng nếu được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh, hưởng các dịch vụ  về y tế, dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách.

Ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ tăng thêm trung bình khoảng 77 cm tính từ  khi chiều cao của  trẻ 3 tuổi. Giai đoạn 1000 ngày đầu đời (từ khi bà mẹ mang thai đến khi bé 24 tháng tuổi – tròn 2 tuổi) được coi là giai đoạn lập trình cho sự tăng trưởng và phát triển sau này của trẻ. Tăng cường dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những can thiệp có tác động tích cực đến chiều cao của trẻ. Đối với những trẻ bị SDD, việc bổ sung vitamin A, sắt/acid folic, kẽm, i ốt, canxi, đa vi chất có thể coi là hiệu quả giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ  SDD thấp còi: Hai vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc trẻ SDD thấp còi đó là giúp phát triển chiều cao tối ưu để  bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cường miễn dịch. Thấp còi cần được dự phòng bằng các chăm sóc dinh dưỡng bắt đầu từ giai đoạn bà mẹ trước và trong khi mang thai đến khi trẻ sinh ra, nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ ăn bổ sung đến lứa tuổi tiền học đường. Cần đảm bảo đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của  trẻ là yếu tố chính tác động đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ.

Một số vi chất dinh dưỡng tác động đến phát triển chiều cao ở trẻ

Vitamin A, I ốt, sắt: Vitamin A rất cần thiết cho tầm nhìn, sự biệt hoá về tế bào, chức năng miễn dịch và tạo xương. Iốt là nguyên tố vi lượng thiết yếu để ngăn ngừa bệnh bướu cổ và bệnh chậm phát triển trí não đần độn. Trong giai đoạn phát triển, cơ thể phụ thuộc nhiều vào sắt, sắt giúp vận chuyển oxy tới các tế bào cơ thể..

Canxi: Thức ăn giàu canxi bao gồm sữa, phomat, các sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá,…Gần đây ở thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều sản phẩm có tăng cường canxi như bánh mỳ, bánh bích quy, nước cam, ngũ cốc ăn liền.

Nhu cầu canxi của trẻ dưới 6 tháng tuổi là 300 mg/ngày, từ 6 -11 tháng tuổi là 400 mg/ngày, từ 1 – 2 tuổi là 500 mg/ngày, từ 3 – 5 tuổi là 600 mg/ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu canxi cao nhất tương ứng là 1200 mg và 1300 mg.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, 1 đơn vị chứa 100 mg canxi có trong 1 miếng phô mai (15g phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).

Kẽm: Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.

Trẻ  biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị SDD, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển. Kẽm cũng tương tác với những hormon quan trọng tham gia vào tăng trưởng xương. Kẽm làm tăng hiệu quả của vitamin D lên chuyển hoá xương thông qua kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương.

Các thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt đỏ, một số hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và một số ngũ cốc ăn liền được tăng cường kẽm. Trong 100g sò chứa 13,4 mg kẽm, 100g thịt lợn chứa 5,76 mg kẽm, 100g thịt bò chứa 4,05 mg kẽm.

Vitamin D: Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Các thực phẩm có vitamin D gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D. Trong 100g cá chép chứa 24,7 mcg vitamin D, 100g cá hồi chứa 10,88 mcg vitamin D, lòng đỏ trứng gà chứa 2,88 mcg/100g.

Ngoài tác dụng giúp tăng trưởng chiều cao, các vi chất dinh dưỡng còn giúp tăng cường miễn dịch đối với trẻ bị SDD thấp còi, đó là hai vấn đề quan trọng để trẻ SDD thấp còi phát triển chiều cao tối ưu để bắt kịp đà tăng trưởng và phòng chống bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh theo vòng đời là điều cần thiết cho sự phát triển và chiều cao của con người. Di truyền là một yếu tố chính trong chiều cao tổng thể, nhưng dinh dưỡng là chìa khóa để có xương và cơ khỏe mạnh sẽ giúp đạt được chiều cao tối ưu, phòng chống SDD thấp còi ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các thông tin cần biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi là gì nhé, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết để hạnh phúc với gia đình hơn bạn đọc nhé.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version