Site icon Medplus.vn

[Năm 2021] Chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất cho người lao động

Bên cạnh chế độ nghỉ thai sản và hưởng tiền thai sản, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh nếu sức khỏe vẫn chưa ổn định. Vậy nếu người lao động nghỉ việc có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh? Số ngày nghỉ và mức tiền thai sản nhận được là bao nhiêu? Medplus đã cập nhật chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất của người lao động, đọc ngay bài chia sẻ để biết được quyền lợi của mình là gì bạn nhé.

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2021

Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2021

Trước khi biết chế độ dưỡng sức sau sinh như thế nào, bạn cần nắm được điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Lưu ý: Thời gian 12 tháng trước khi sinh con quy định như sau:

Theo đó, điều kiện để hưởng chế độ thai sản là người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2. Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Điều kiện để được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Theo đó, người lao động sau khi nghỉ việc vẫn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh. Việc xác định sức khỏe chưa phục hồi sẽ do cơ sở y tế có thẩm quyền xác định hay nói cách khác là việc nghỉ dưỡng sức sau sinh phải có chỉ định của bác sĩ.

3. Chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất

Chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất

3.1. Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

3.2. Tiền hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Cách tính tiền chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở vẫn đang áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019. Theo đó, tiền hưởng chế độ thai sản nghỉ dưỡng sức sau sinh là: 1.490.000 * 30% = 447.000 đồng/ngày.

4. Kết luận

Medplus vừa cập nhật chế độ dưỡng sức sau sinh cho bạn rồi? Điều kiện để hưởng chế độ thai sản là người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo đó, trong khoản thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Exit mobile version