Site icon Medplus.vn

[Năm 2021] Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH như thế nào?

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

Chế độ thai sản là quyền lợi bảo vệ được Pháp luật quy định dành cho cả lao động nam và nữ. Bố và mẹ đều được hưởng chế độ thai sản này nếu đáp ứng điều kiện là đóng bảo hiểm xã hội như quy định. Vậy nếu trường hợp vợ không đóng bảo hiểm xã hội chồng có được chế độ thai sản không? Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Vợ không đóng bảo hiểm xã hội chồng có được chế độ thai sản không?

vợ không đóng bảo hiểm xã hội chồng có được chế độ thai sản không

Theo điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

1. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Vợ không đóng bảo hiểm xã hội chồng có được chế độ thai sản không?

Theo như quy định trên, vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu:

  •  Tại thời điểm mà vợ sinh con, lao động nam phải đang tham gia bảo hiểm xã hội tại tháng đó.
  • Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý

  • Trường hợp vợ sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

2.1. Thời gian nghỉ thai sản

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về thời gian được nghỉ việc hưởng thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội sinh con như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Kết luận

  • Khi vợ sinh con, chồng sẽ được nghỉ từ 5 đến 14 ngày làm việc tùy từng trường hợp theo quy định nêu trên.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH theo quy định trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Lưu ý

  • Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần.
  • Người lao động nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của Người lao động.

2.2. Tiền hưởng thai sản

2.2.1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con:

  • “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.

Tiền trợ cấp 1 lần trong chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH được tính như sau:

Trợ cấp một lần: Mức lương cơ sở x 2

Lương cơ sở: 1,49 triệu đồng/tháng từ 1/7/2020. Tương đương mức trợ cấp là 2 x 1,49 = 2,98 đồng.

2.2.2. Tiền chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, tiền thai sản trong chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH được tính theo công thức:

Mức hưởng hàng tháng= Mbq6t : 24 x Số ngày được nghỉ

Trong đó:

  • Mbq6t: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc
  • Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

3.1. Hồ sơ cần có những gì?

Theo quy định tại Điểm 2.2.4 và 2.2.5 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019, hồ sơ hưởng chế độ thai sản yêu cầu có những giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
  • Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  • Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

3.2. Thời gian nộp hồ sơ

Thời gian nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bhxh như sau:

  • Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
  • Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Như vậy, trong vòng 55 ngày kể từ ngày người lao động nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, quá hạn sẽ không được giải quyết.

Trường hợp bạn nộp chậm hồ sơ, vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu bạn giải trình bằng văn bản nêu lý do chính đáng theo quy định.

3.3. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Lưu ý

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Kết luận

Medplus vừa trả lời câu hỏi chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH rồi. Chồng vẫn được hưởng chế độ thai sản ngay cả khi vợ không đóng bảo hiểm xã hội với điều kiện chồng đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Người chồng sẽ hưởng những chế độ thai sản như thời gian nghỉ, tiền thai sản và tiền trợ cấp một lần khi sinh con.

Xem thêm bài viết liên quan:

Exit mobile version