Site icon Medplus.vn

Chị em phụ nữ cần biết. 5 loại ung thư vú thường gặp

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Khả năng bạn có thể mắc bệnh trong suốt cuộc đời của mình là 13%. Phụ nữ ở tất cả các độ tuổi, sắc tộc đều có thể mắc phải ung thư vú. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây ra ung thư vú

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Ước tính có khoảng 5–10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gene và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú

Bệnh ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đi khám tầm soát định kỳ để có thể phát hiện ung thư vú khi ở giai đoạn sớm nhất.

Phân loại các dạng ung thư vú khác nhau

Có nhiều dạng ung thư vú. Một vài dạng thuộc loại rất hiếm thấy. Dưới đây là những dạng phổ biến nhất:

DCIS (Caxinom Tiểu Quản Trú Định)

DCIS là dạng phổ biến nhất của ung thư vú lúc mới bắt đầu. Các tế bào ung thư chỉ khu trú bên trong các tiểu quản mà không lan rộng qua thành tiểu quản và xâm nhập mô vú gần đó. Gần như mọi phụ nữ bị DCIS đều có thể trị lành nếu được phát hiện sớm.

LCIS (Caxinom Tiểu Thùy Trú Định)

LCIS không phải là ung thư. Các tế bào u vú bắt đầu tại các tuyến tạo sữa nhưng không tăng trưởng xuyên qua thành vách của tuyến. Các chuyên gia khẳng định, LCIS không tiến triển thành ung thư vú. Tuy nhiên, những phụ nữ bị LCIS có nguy cơ mắc ung thư vú cáo hơn.

Caxinom Tiểu Quản Lan Tràn

Đây là dạng ung thư vú phổ biến nhất. Các tế bào ung thư phát triển từ tiểu quản, tăng sinh và phát triển xuyên qua thành tiểu quản. Từ đó, chúng tiếp tục câm nhập và mô mỡ và có thể lan sang các cơ quan khác của cơ thể thông qua đường bạch huyết.

Caxinom Tiểu Thùy Lan Tràn

Trường hợp ung thư vú này bắt đầu ở tuyến sữa (tiểu thùy) và cũng lan rộng sang các mô mỡ và các bộ phận khác trên cơ thể.

IBC (Dạng Viêm)

Ung thư vú dạng viêm là bệnh hiếm gặp. IBC làm cho da ở vùng vú có màu đỏ và cảm thấy nóng ấm. Có thể da sẽ dày lên và lỗ chỗ – nhìn giống như vỏ cam. Bầu vú có thể to hơn, cứng hơn, nhạy đau, hoặc bị ngứa.

Bệnh nhân bị IBC khó phát hiện sớm vì không nổi cục u. Bệnh này dễ có nguy cơ lan rộng và gây hậu quả tệ hại hơn so với ung thư tiểu quản hay tiểu thùy lan tràn.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới có thể do các yếu tố sau:

Những phương pháp y tế dùng để chuẩn đoán ung thư vú

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

Những phương pháp dùng để điều trị ung thư vú

Phẫu thuật

Xạ trị

Xạ trị thường thực hiện từ bên ngoài cơ thể. Một tiến bộ mới sau này là xạ trị có thể áp dụng từ trong mô tuyến vú gọi là xạ trị trong. Sau khi phẫu thuật lấy u, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt những hạt nhỏ chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị

Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể mà mắt thường không thể quan sát thấy. Các thuốc hóa trị có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Liệu pháp hormone

Phương pháp này được dùng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào có thụ thể hormone và không cho khối ung thư phát triển. Liệu pháp hormone chỉ phát huy tác dụng với các loại ung thư vú có liên quan đến hormone.

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư vú

Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bỏ hút thuốc và hạn chế dùng thức uống có cồn.

Ăn uống hợp lý: các phương pháp điều trị bệnh có thể khiến bạn buồn nôn và giảm khẩu vị, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Tập thể dục thường xuyên: ung thư có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ ngắn giúp hạn chế sự mệt mỏi và tăng cường sức lực.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

 Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version