Site icon Medplus.vn

Chỉ số ACID URIC là gì? Liên quan gì tới bệnh GOUT? [Tìm hiểu]

Chỉ số axit uric trong máu có mối liên hệ vô cùng mật thiết với bệnh gút, vậy chỉ số axit uric bao nhiêu là bình thường và khi cao đến mức nào thì là mắc gút? Hãy cùng  Medplus theo dõi bài viết này để hiểu hơn những thông tin liên quan đến chỉ số này nhé!

Chỉ số axit uric trong máu có mối liên hệ vô cùng mật thiết với bệnh gút

1. Chỉ số axit uric là gì

Axit uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin  và sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài chủ yếu thông qua đường nước tiểu (theo wiki). Acid uric được tổng hợp từ hai nguồn nội sinh và ngoại sinh.

Chỉ số axit uric từ nguồn nội sinh là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi các tế bào chết đi, nhân purin sẽ bị phá hủy và chuyển thành acid uric.

Bên cạnh đó còn có axit uric ngoại sinh, sản phẩm của thức ăn có nguồn gốc động vật như nội tạng, thịt đỏ, hải sản… Những thực phẩm này có hàm lượng purin cao và sẽ chuyển hóa thành axit uric khi đưa vào trong cơ thể.

Chỉ số axit uric

2. Chỉ số axit uric liên quan gì tới bệnh GOUT?

Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và đào thải hợp chất luôn diễn ra cân bằng để giữ lượng acid uric ổn định trong cơ thể.

Tuy nhiên khi xuất hiện hiện tượng tăng chuyển hóa purin hoặc giảm bài tiết axit uric, lượng hợp chất này sẽ tăng đột ngột trong máu, dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt bệnh gout.

Rất nhiều người thắc mắc liệu chỉ số acid uric trong máu như thế nào là an toàn và vượt ngưỡng bao nhiêu có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Th.S Bác sĩ YHCT Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp cụ thể.

3. CHỈ SỐ AXIT URIC BAO NHIÊU THÌ BẤT THƯỜNG?

Axit uric vượt ngưỡng có thể gây nên các bệnh như gout

3.1 Chỉ số axit uric ở người bình thường

Axit uric ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe đặc biệt là bệnh gout khi các tinh thể monosodium urate (muối của axit uric) tăng cao.

Chỉ số này trong máu cao hơn 7,0mg/dl đã có thể dẫn tới các bệnh lý liên quan như gout, sỏi thận thậm chí gia tăng bệnh mạch vành.

3.2. Sự chênh lệch chỉ số giữa nam và nữ

Chỉ số acid uric ở nam và nữ sẽ có sự chênh lệch nhất định. Đối với nam giới trưởng thành, nồng độ axit uric bình thường dao động trong khoảng 3-7mg/dl, đối với nữ giới 2,5-6mg/dl.

Nếu các chỉ số này tăng và kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như đã đề cập ở trên.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc sẽ phải ‘sống chung với lũ’. Có rất nhiều cách hạ nồng độ axit uric trong máu, đưa về mức bình thường bằng các phương pháp Đông Tây y. Vậy có những phương pháp nào?

4. Chẩn đoán

Dựa vào thăm khám lâm sàng kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng.

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng như sưng, đau, nóng, tấy đỏ tại các khớp, tiểu khó, tiểu rắt, nặng hơn có thể xuất hiện các hạt tophi dưới da lâu ngày dẫn tới tình trạng bị loét…

4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

4.2.1. Xét nghiệm chỉ số axit uric trong máu

Mục đích:

4.2.2. Xét nghiệm chỉ số axit uric trong nước tiểu

Vì acid uric là sản phẩm cuối cùng của chuỗi phản ứng chuyển hóa base có nhân purin, vì vậy việc xét nghiệm nhằm mục đích:

5. CÁCH PHÒNG TRÁNH NỒNG ĐỘ ACID URIC TĂNG

Phòng bệnh là cách tốt nhất để giảm thiểu tối đa các biến chứng không mong muốn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các thực phẩm chức năng, mọi người cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày một cách lành mạnh.

Dưới đây là một số thực phẩm tuyệt đối tránh và những thực phẩm nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày kết hợp chế độ sinh hoạt điều độ.

5.1. Chế độ ăn uống giúp kiểm soát chỉ số axit uric

5.1.1. Những thực phẩm nên ăn hàng ngày

Đối với chế độ ăn uống, người bệnh cần bổ sung thực phẩm an toàn, ít purin, tăng cường hoa quả, chất xơ. Đặc biệt:

– Những thực phẩm giàu chất xơ có nhiều trong hoa quả, rau xanh.

Đây không chỉ là nguồn cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể mà còn có lợi đối với những người bệnh có nồng độ acid uric trong máu cao.

Các loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể kể đến như cần tây, nấm, hạt lanh, bơ, và các loại rau cải, đặc biệt súp lơ, bắp cải, bông cải xanh…

– Các loại quả mọng nước như dâu tây, lê, táo, dưa hấu, cherry, mâm xôi, kiwi… có thể giảm đáng kể lượng acid uric trong máu.

Tăng cường hoa quả trong bữa ăn hạ acid uric

– Sử dụng sữa ít béo:

Nên uống từ 1-5 ly sữa ít béo mỗi ngày có thể hạn chế sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu.

Nguyên nhân là do sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo có khả năng hỗ trợ và đào thải acid uric hiệu quả.

– Uống đủ nước mỗi ngày:

Nên duy trì thói quen uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để tăng cường đào thải acid uric.

Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các loại nước ép tăng cường vitamin và chất xơ.

– Nên ăn các loại thịt trắng:

Các loại thịt trắng có nhiều ở thịt gà, thịt vịt, ít chất đạm hơn các loại thịt đỏ.

Có thể bổ sung cá trong mỗi bữa ăn tuy nhiên không quá 100g mỗi ngày để đảm bảo lượng purin trong cơ thể không quá cao.

5.1.2. Những thực phẩm nên kiêng

– Hạn chế ăn nội tạng động vật vì các thực phẩm này có chứa nhiều nucleoprotein.

Khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra purin, làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

– Hạn chế đồ hải sản vì lượng đạm trong thực phẩm này rất cao, đặc biệt tôm, cua, ghẹ, cá biển…

– Không nên uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga

– Các loại thực phẩm giàu đạm khác như trứng vịt lộn, đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành và các loại thực phẩm lên men cũng nên hạn chế sử dụng.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version