Site icon Medplus.vn

Chỉ số Bilirubin: Ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán các bệnh vàng da.

Tăng bilirubin gây vàng da (1)

Tăng bilirubin gây vàng da.

Chỉ số Bilirubin hay sắc tố mật là một chất có màu vàng cam được sản xuất ra trong quá trình phá hủy các nhân Hem. Bilirubin là thành phần của nhiều loại protein quan trọng, đặc biệt là huyết sắc tố hemoglobin có trong tế bào hồng cầu. Vậy nồng độ Bilirubin bao nhiêu thì xuất hiện dấu hiệu vàng da? Nắm vững các mức độ về bệnh dựa trên chỉ số này giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quan về chỉ số Bilirubin nhé.

1. Chỉ số Bilirubin là gì?

Bilirubin (sắc tố mật) được tạo ra chủ yếu từ quá trình phá hủy các hồng cầu và với một lượng nhỏ từ các cytochrome và myoglobin. Một hồng cầu trung bình sống được khoảng 120 ngày. Sau thời gian đó, các hồng cầu già sẽ được phá hủy tại tủy xương, trong máu hoặc tại lách.

Do vậy, việc xét nghiệm bilirubin trong máu cho biết hàm lượng Bilirubin trong máu có ở ngưỡng bình thường hay không. Từ đó phản ánh được tình trạng bệnh lý của gan, hay một số bệnh vàng da thường gặp.

Bilirubin tồn tại trong máu ở 2 dạng:

– Bilirubin gián tiếp: còn được gọi với thuật ngữ Hemobilirubin, được sản sinh trực tiếp từ quá trình phân huỷ hồng cầu. Khi bị phân hủy sẽ tạo thành nhân Heme và Globin. Nhân Heme sẽ được biến đổi tạo thành Hemobilirubin chính là Bilirubin gián tiếp. Chúng ở dạng tự do và không kết hợp với thành phần nào.

– Bilirubin trực tiếp hay còn gọi là Cholebilirubin. Sau khi hình thành nên bilirubin gián tiếp, chúng sẽ được vận chuyển trong máu bởi albumin đến gan. Từ đó, kết hợp với acid glucuronic tạo thành dạng liên hợp. Dạng liên hợp của hemobilirubin chính là Bilirubin trực tiếp. Tại gan, chúng được dự trữ và bài tiết qua sắc tố mật.

2. Nồng độ Bilirubin bình thường là bao nhiêu?

-Bilirubin toàn phần:

-Bilirubin trực tiếp:

-Bilirubin gián tiếp:

-Tỷ lệ Bilirubin trực tiếp/ Bilirubin toàn phần.

Vậy khi chỉ số này tăng cao ảnh hưởng hưởng như thế nào đến sức khỏe:

3. Nguyên nhân làm tăng nồng độ Bilirubin?

-Tăng nồng độ Bilirubin toàn phần trong các trường hợp:

Tăng nồng độ Bilirubin gián tiếp trong trường hợp:

Tăng nồng độ Bilirubin trực tiếp trong trường hợp:

4. Nồng độ Bilirubin tăng cao gây bệnh vàng da?

 

Xét nghiệm Bilirubin có ý nghĩa trong việc chẩn đoán phân biệt một số bệnh vàng da. Khi chỉ số Bilirubin toàn phần tăng hơn 2 lần so với mức bình thường (> 42.75 mol/l) gây nên tình trạng vàng da.

Bác sĩ có thể chẩn đoán vàng da ở người lớn bằng cách tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh gan như vết thâm tím, u mạch máu hình sao, lòng bàn tay, bàn chân ngả vàng. Hay màu vàng ở niêm mạc mắt, lưỡi; bệnh tắc đường mật khi thấy nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu… và thực hiện xét nghiệm. Từ đó, xác nhận thêm kết quả chẩn đoán, có chỉ định điều trị đúng, kịp thời.

Bệnh nhân vàng da có lượng men gan AST và ALT cũng tăng cao trên gấp đôi so với thông thường. Có thể thấy  chức năng gan, mật, tuyến tụy của cơ thể đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong trường hợp bệnh viêm gan virus cấp tính (viêm gan truyền nhiễm). Nồng độ tăng sớm và xuất hiện trong nước tiểu trước khi có triệu chứng vàng da, có urobilinogen niệu.

Trong tan máu, chỉ số có khi tăng hơn 5 lần so với bình thường. Vàng da do tan máu thường gặp trong vàng da hủy huyết ở trẻ sơ sinh (vàng da sinh lý), sốt rét ác tính, rắn độc cắn (hổ mang)…

5. Kết luận

Bilirubin là sắc tố mật chính hình thành từ sự thoái giáng của heme trong tế bào hồng cầu. Xét nghiệm nồng độ này có ý nghĩa trong việc chẩn đoán, phân biệt một số bệnh vàng da. Đây là xét nghiệm đặc biệt cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Đồng thời giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao. Medplus hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

 

 

 

 

 

Exit mobile version