Site icon Medplus.vn

[Chỉ số Cholesterol] và 5 điều QUAN TRỌNG bạn cần biết

Chỉ số Cholesterol và 5 điều bạn cần biết.

Chỉ số Cholesterol và 5 điều bạn cần biết.

Cholesterol là chất béo trong máu, có vai trò sản xuất hormone và duy trì chức năng màng tế bào. Gan và các tế bào khác của cơ thể tạo nên khoảng 75% cholesterol máu, 25% còn lại do thức ăn cung cấp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì, những người từ 20 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm nồng độ cholesterol 4 – 6 năm/lần, vì nếu quá nhiều cholesterol chúng có thể tích tụ trong thành mạch máu, gây ra tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim. Để có hiểu biết rõ ràng hơn hãy cùng tìm hiểu với Medplus qua 5 điều cần biết về chỉ số Cholesterol này nhé.

1. Chỉ số Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5g – 2g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng.

2. Cholesterol toàn phần (TC) – LDL và HDL cholesterol: Loại nào xấu và loại nào tốt?

Cholesterol toàn phần (total cholesterol: TC) – thước đo tổng lượng cholesterol trong máu của bạn bao gồm 2 loại chính:

Vậy chỉ số Cholesterol bình thường trong cơ thể người là bao nhiêu?

3. Chỉ số Cholesterol an toàn trong cơ thể là bao nhiêu?

Ở nam và nữ giới chỉ số này có gì khác biệt?

Khi chúng ta già đi, mức chỉ số cholesterol có xu hướng tăng lên. Nam giới thường có nguy cơ cao hơn nữ giới do mức cholesterol trong máu cao hơn.

4. Các biến chứng xảy ra khi chỉ số Cholesterol cao?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì, những người từ 20 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm chỉ số cholesterol 4 – 6 năm/lần. Nếu có tiền sử cholesterol cao hoặc có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch thì nên kiểm tra chỉ số cholesterol thường xuyên hơn. Vì đa số trường hợp có nồng độ cholesterol cao sẽ không biểu hiện triệu chứng gì. Do đó rất nhiều người không phát hiện ra cho đến khi xảy ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đau ngực, tăng huyết áp… và nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.

5. Cách phòng tránh nồng độ Cholesterol cao trong cơ thể?

Chỉ số cholesterol trong máu quá cao có thể dẫn đến bệnh tim mạch – kẻ giết người số 1 của Mỹ. Vì vậy để không quá muộn màng và có ý thức trách nhiệm với sức khỏe hơn bạn cần thực hiện nghiêm túc chế độ ăn lành mạnh và thay đổi lối sống.

5.1. Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe

5.2. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm

5.3. Thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh

Chỉ số Cholesterol thường được đề cập nhiều trong các chỉ số sức khỏe cần quan tâm nhưng không có quá nhiều người thực sự hiểu và quan tâm về nó. Bản chất của cholesterol không phải là xấu. Điều quan trọng là bạn phải biết về sự khác biệt của nồng độ cholesterol “tốt” và “xấu” trong máu để có thể cân bằng, kiểm soát trong mức phù hợp với chỉ số bình thường. Cùng với đó có chế độ ăn uống phù hợp và có lối sống lành mạnh. Medplus hi vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với bạn. Hãy theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác từ Medplus mỗi ngày bạn nhé!

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version