Site icon Medplus.vn

Chỉ số Gan nhiễm mỡ: Dấu hiệu phát hiện sớm và cách điều trị mới nhất

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lí phổ biến nhất hiện nay. Chính những dấu hiệu không rõ ràng của bệnh lí này đã làm cho việc xét nghiệm là vô cùng cần thiết. Vậy chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm được phản ánh như thế nào? Chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm? Cùng Medplus tìm hiểu xem chỉ số gan nhiễm mỡ trong cơ thể tránh làm gì qua bài viết bên dưới đây ngay nhé!

chỉ số gan nhiễm mỡ

1. Chức năng của gan trong cơ thể

Gan là cơ quan nội tạng lớn thứ 2 trong cơ thể người, sau da, nằm dưới lồng ngực phải, cách phổi bởi cơ hoành. Cấu tạo bên ngoài gan có nhiều dây thần kinh nhưng tế bào gan lại không có dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, các bệnh lý về gan thường không có bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào, trừ trường hợp gan bị sưng, các dây thần kinh bên ngoài bị kéo căng, gây đau tức.

Gan có nhiều chức năng đối với cơ thể như:

+    Chuyển hóa: Glucid, Lipid, Protid.

+    Dự trữ: máu, glucid, sắt, vitamin A, D, B12.

+    Tổng hợp chất mật.

+    Thanh lọc giải độc.

2. Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan, hơn 5% so với 2 – 4% như ở người bình thường. Bệnh thường diễn ra âm thầm nên rất khó nhận biết, chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, siêu âm tổng quát.

Cấu trúc gan khỏe mạnh và gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học. Trước đây, nhiều người nghĩ rằng gan nhiễm mỡ vô hại. Tuy nhiên đây là một trạng thái bệnh lý tiến triển lâu dài, trên 10 năm và khoảng 20% trường hợp chuyển thành thành tổn thương không hồi phục như xơ gan, ung thư gan.

Gan là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan

3. Chỉ số gan nhiễm mỡ bao nhiêu là bình thường bao nhiêu là nguy hiểm?

Có 4 chỉ số xét nghiệm thường được lấy để đánh giá gan nhiễm mỡ đó là ALT (SGPT), AST(SGOT), AP hay GGT.

Khi các chỉ số có nồng độ trong ngưỡng như dưới đây, tức là gan của bạn đang bình thường:

Nếu các chỉ số thuộc ngường cho phép như trong bảng thì gan của bạn đang bình thường

4. Nguyên nhân và các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, tuy nhiên có một số nhóm nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như:

5. Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Khoảng 70% trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Nếu có thì thường không điển hình, đặc hiệu cho bất kỳ một bệnh lý nào, cụ thể như:

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gan

6. Các phương pháp chuẩn đoán

– Chuẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ):

Thấy hình ảnh gan nhiễm mỡ, tuy nhiên không đánh giá được đầy đủ chức năng gan và các tổn thương khác ở gan.

– Xét nghiệm máu:

Đánh giá sự được thay đổi của men gan (men gan tăng). Nhờ đó, tìm ra các nguyên nhân gây tổn thương gan.

– Sinh thiết gan:

Khi sinh thiết gan, Bác sĩ tiến hành gây tê, sử dụng kim sinh thiết lấy ra một mảnh tổ chức gan để kiểm tra tế bào học. Với phương pháp chuẩn đoán này, Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gan nhiễm mỡ một cách rõ ràng.

Nhưng, vì là xét nghiệm xâm lấn cho nên ít khi được ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Chỉ tiến hành sinh thiết gan để chuẩn đoán gan nhiễm mỡ trong những trường hợp không rõ triệu chứng nhưng người bệnh bị tăng men gan.

7. Cách điều trị bệnh hiệu quả

Gan ở cấp độ 1 và 2 có thể phục hồi hoàn toàn nếu người bệnh tầm soát sớm, điều trị đúng cách. Từ giai đoạn 3 trở đi, có can thiệp thì các tổn thương cũng không phục hồi. Do đó, cần điều trị càng sớm càng tốt.

Gan nhiễm mỡ không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị tốt các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc chống oxy hóa ở gan, các loại thuốc Đông Y. Tuy nhiên, cần tham vấn ý kiến Bác sĩ điều trị trước khi dùng.

8. Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

Để phòng ngừa gan nhiễm mỡ bạn nên:

Bên cạnh đó, cần kiêng tuyệt đối một số thực phẩm, thức uống như:

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý nguy hiểm về gan. Vì vậy, bạn nên tầm soát bệnh gan theo định kỳ hoặc ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường để kịp thời ngăn chặn những diễn biến trầm trọng của bệnh.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version