Site icon Medplus.vn

Chỉ Thiên – Vị dược liệu Giải Độc, Tiêu Viêm mà bạn nên biết

8 chi thien 2 - Medplus

 Chỉ Thiên luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Chỉ thiên, Cỏ lưỡi mèo, Cây thổi lửa, Khổ địa đảm, Chân voi nhám, Tiền hồ nam, Co tát nai (Thái), Nhả đảm (Tày), Rnếp lạy (Kho), Cỏ chỉ thiên

Tên khoa học: Elephantopus scaber L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây chỉ thiên là một loại cỏ mọc hoang dại, sống lâu năm, thân cây cứng, có nhiều cành từ gốc và nhiều cành nhỏ mọc lan ra trên đất, có lông tơ màu trắng. Cây chỉ cao khoảng 20 – 40 cm.

Lá chỉ thiên là loại lá gốc mọc vòng, phiến lá dài tới 12 cm, phía dưới hẹp lại thành cuống ôm vào thân. Cả 2 mặt lá đều có lông cứng, lá mọc ở thân nhỏ và hẹp, nhiều răng cưa lượn sóng ở mép lá.

Hoa chỉ thiên có màu tím, thường mọc thành cụm, gồm 4 hoa tím nhạt mọc dài ra thành nhánh dài khoảng 10 cm. Quả có hình thoi 10 cạnh lồi. Mùa hoa nở thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm. Có thể thua hái quanh năm, sử dụng tươi hoặc khô đều được.

2. Phân bố và thu hái dược liệu

Cây chỉ thiên có nguồn gốc từ các nước Châu Á, phân bố tập trùng nhiều tại miền Nam Trung Quốc và một số quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia,… trong đó có Việt Nam.

Ở nước ta, loại cỏ này thường mọc hoang khắp các tỉnh từ đồng bằng đến đồi núi, ven đường đến những bãi cỏ khô.

Cây được thu hái quanh năm, nhưng người dân thường thu hoạch vào lúc cây còn có hoa.

3. Cách chế biến dược liệu

Tất cả các bộ phận của cây chỉ thiên đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, loại cây này được coi là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học trong cây chỉ thiên

Theo cuốn sách “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi có ghi chép rằng cây có chứa chất tinh thể không có màu glucozit, không có chất ancaloit. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm hiệu quả.

2. Công dụng dược liệu

Theo Đông Y, cây này có vị đắng, tính hàn, không có độc có tác dụng lợi tiểu, tiêu thủng, tiêu viêm, giải độc. Ngoài ra, còn có thể chữa cảm sốt, chảy máu mũi, đau mắt đỏ, bệnh vàng da, trị rắn cắn cùng một số tác dụng khác như:

3. Đối tượng sử dụng dược liệu

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. chữa bệnh vàng da

Dùng chỉ thiên tươi, sử dụng cả rễ, khoảng 150g. Sau đó nấu cùng với 100g thịt lợn. Nấu ăn liên tục trong vòng 4 – 5 ngày.

2. chữa mụn nhọt, đinh râu

Bạn hãy dùng lá chỉ thiên tươi, sau đó giã nát cùng giấm hoặc muối rồi dùng bã thuốc đó đắp lên vết vùng bị mụn nhọt hoặc đinh râu

3. chữa bí đái

Bạn chỉ cần sử dụng cây chỉ thiên tươi khoảng 50g. Sắc lấy nước uống trong ngày. Duy trì liên tục sẽ khỏi bệnh.

4. chữa ung nhọt độc mọc ở dưới nách

Để chữa ung nhọt độc, nên sử dụng toàn bộ cây chỉ thiên tươi, rồi cho thêm muối và giấm, sau đó giã nát và đắp vào chỗ bị ung nhọt.

5. chữa môi lở sưng đau

Dùng lá chỉ thiên tươi, cho thêm một chút muối, rồi giã nát sau đó vắt lấy nước thuốc bôi vào vết thương hoặc đắp vào chỗ bị sưng đau.

6. chữa viêm loét miệng lưỡi

Dùng chỉ thiên khô 60g. Sắc cùng với 600ml nước để uống trong ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc.

7. chữa nhiệt lâm (đái buốt, đái rắt, đái nhỏ giọt)

Dùng toàn bộ cây chỉ thiên khoảng 130g, thịt lợn nạc 200g, một chút xíu muối. Cho tất cả vào nồi, sắc lấy nước uống. Ăn cả cái lẫn nước, mỗi ngày dùng một thang thuốc.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Tuyệt đối không nên dùng cho bệnh nhân thuộc chứng hàn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version