Site icon Medplus.vn

CHI TỬ – Dược liệu với công dụng bài thuốc TUYỆT VỜI !

chi-tu-duoc-lieu-voi-cong-dung-bai-thuoc-tuyet-voi.

chi-tu-duoc-lieu-voi-cong-dung-bai-thuoc-tuyet-voi.

Theo tài liệu cổ: CHI TỬ có vị đắng, tính hàn. Quy kinh: tâm, phế, tam tiêu. Có công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

Giải nhiệt:

Tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt như Hoàng cầm, Hoàng liên nhưng yếu hơn.

Tác dụng lợi mật:

Quả làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật, Chi tử có tác dụng ức chế không cho bilirubin trong máu tăng, dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật.

Tác dụng cầm máu:

Chi tử sao cháy thành than có tác dụng cầm máu.

Kháng khuẩn:

In vitro, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lî, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

An thần:

Thuốc có tác dụng chữa mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh.

Hạ huyết áp:

Trên súc vật thực nghiệm cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Quy kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1.Chữa chứng thấp nhiệt hoàng đản (bệnh viêm gan virus cấp):

sách Y học cổ truyền qua các triều đại đều có ghi vị Chi tử chữa chứng Hoàng đản là chủ dược. Thường phối hợp với Nhân trần, Mật gấu tác dụng chữa Hoàng đản càng nhanh.

Bài thuốc thường dùng: Nhân trần cao thang (Nhân trần cao 18 – 24g, Chi tử 8 -16g, Đại hoàng 4 – 8g), sắc nước uống, thường gia giảm tùy tình hình bệnh lý.

2. Chữa các chứng viêm nhiễm khác như:

Hội chứng cam nhiệt (mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt, mồm khô đắng, ngủ không yên, bứt rứt). Ví dụ chữa viêm màng tiếp hợp cấp lưu hành dùng bài: Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.

Chữa viêm bể thận, viêm đường tiểu dùng Chi tử 12g, Cam thảo tiêu 12g, sắc nước uống lợi tiểu.

3. Chữa nhiễm trùng, sốt, bứt rứt:

Quả dành dành sống 12g, liên kiểu 20g, phòng phong 12g, đương quy 24g, xích thược 12g, khương hoạt 8g, cam thảo sống 12g, hoàng kỳ 40 -60g, sinh địa 20g, hoàng bá 12g đem sắc nước uống.

4. Chữa các chứng huyết nhiệt sinh chảy máu:

Như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, huyết lâm (tiểu ra máu), đại tiện có máu . dùng Chi tử kết hợp với các loại thuốc lương huyết chỉ huyết như dùng bài Lương huyết thang gồm Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g,sắc nước uống.

Chữa ho ra máu dùng bài Khái huyết phương (Đan khê tâm pháp) gồm Hắc chi tử 12g, bột Thanh đại 4g (hòa thuốc uống), Qua lâu nhân 16g, Hải phù thạch 12g, Kha tử 3g, sắc uống.

5. Chữa bỏng nhiễm trùng, sốt bứt rứt, khát nước:

Dùng Chi tử kết hợp Hoàng bá, Sinh địa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc như bài Gia vị tứ thuận thanh lương ẩm gồm Sinh Chi tử 12g, Liên kiều 20g, Phòng phong 12g, Đương qui 24g, Xích thược 12g, Khương hoạt 8g, Sinh Cam thảo 12g, Sinh Hoàng kỳ 40 – 60g, Sinh địa 20g, Hoàng bá 12g sắc uống.

6. Chữa chấn thương bong gân:

Dùng Chi tử sống tán bột trộn với bột mì, lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng bị thương. Hoặc trong bệnh trĩ nóng đau dùng bột Chi tử đốt cháy đen trộn vaselin bôi vào có tác dụng giảm đau.

7. Chữa chảy máu cam:

Có thể dùng Chi tử đốt thành than thổi vào mũi.

8. Chữa bỏng do nước:

chi tử đốt thành than hoà với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi bỏng.

9. Chữa trẻ con sốt nóng điên cuồng ăn không được:

chi tử 7 quả, đậu sị 20g, thêm 400ml nước sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version