Mỗi khi nhắc đến những vấn đề tâm linh hay những dự đoán về tương lai, tính cách của con người, người ta sẽ nghĩ đến bói toán, thần số học hay chiêm tinh học. Khái niệm về chiêm tinh học vẫn còn khá mới mẻ và mơ hồ với đa số chúng ta. Vậy chiêm tinh học là gì? Chúng có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Chiêm Tinh Học là gì?
Chiêm tinh học có tên gọi tiếng Anh là Astrology, là hệ thống bói toán dựa trên sự vận hành của vũ trụ và các hành tinh xung quanh Trái Đất. Dựa vào sự vận hành này, người cổ đại đã sáng tạo ra “bản đồ sao”. “Bản đồ sao” là hình thức tương tự như “lá số tử vi” của người phương Đông”.
Đây được xem là một môn học, chiêm tinh học có khả năng dự đoán vận mệnh cho cá nhân, dân tộc, quốc gia, thậm chí là các sự kiện chủ quan như: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết. Tất cả dựa vào sự vận hành và biến đổi của các các chòm sao.
Chiêm tinh học là một bộ môn chứa một hệ thống lá số tử vi, tên tiếng Anh gọi là horoscope. Dựa vào vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác vào thời điểm con người chào đời, chiêm tinh học sẽ giải thích về tính cách và dự đoán số mệnh của họ. Các nhà chiêm tinh học nổi tiếng trên thế giới đều dựa vào hệ thống này để đưa ra các dự đoán về vận mệnh trong tương lai.
Bản đồ sao được hình thành ngay từ khi con người được sinh ra, tương tự như ADN hay vân tay. Có thể dễ dàng tưởng tượng như thế này, trong khoảnh khắc bạn sinh ra, có ai đó đã chụp được hình ảnh các vì sao trên bầu trời, và đó chính là bản đồ sao của cuộc đời bạn.
2. Nguồn gốc của chiêm tinh học bắt đầu từ đâu
Từ chiêm tinh học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “horoskopos” – có nghĩa là “xem giờ”. Ban đầu, các nhà chiêm tinh ở lưỡng quốc Babylon cổ đại đưa ra dự đoán dựa trên chuyển động của các hành tinh – đại diện cho 5 vị thần, kết hợp với thần Mặt Trăng Sin và thần Mặt Trời Shamash.
Theo đó, vị thần sáng tạo Babylon Marbuk đại diện cho sao Mộc, nữ thần tình yêu Ishtar đại diện cho sao Kim, vị thần nông nghiệp và chữa bệnh Ninurta đại diện cho sao Thổ, vị thần trí tuệ đại diện cho sao Thủy và vị thần chết chóc Nergel đại diện cho sao Hỏa.
Khi những kiến thức về thiên văn học dần được mở rộng và thế giới ngày càng phát triển hơn, nghệ thuật chiêm tinh học cũng được mở mang. Ngày nay, việc lập biểu đồ các hành tinh đều được thực hiện rất tỉ mỉ và tính toán kỹ lưỡng bởi các nhà chiêm tinh chuyên nghiệp, ví dụ như thí nghiệm của Carlson về việc ghép bản đồ sinh với các hồ sơ tâm lý được công bố trên tạp chí uy tín Nature. Ngoài ra, chiêm tinh học cũng được sử dụng để giải thích các sự kiện bí ẩn trong cuộc sống.
3. Chiêm tinh học đem lại cho bạn những gì?
Bằng cách này hay cách khác, Chiêm tinh học luôn đem lại sự hữu ích cho hầu như bất kỳ ai. Chúng ta thường chỉ hình dung đến Chiêm tinh học giới hạn trong ngày tháng sinh để kết luận “tôi thuộc Cung Hoàng đạo X, Y, Z…” và rồi bị cuốn theo những bài báo giải trí về Cung Hoàng đạo, ví dụ như “trong tình yêu, Bạch Dương hợp với Sư Tử, khắc với Thiên Bình”.
Những quan điểm này vốn chỉ xét đến vị trí của hành tinh Mặt Trời, vốn rất đơn giản và phiến diện. Trong khi đó, Chiêm tinh học đúng nghĩa đề cao sự đa dạng, trong đó thời điểm sinh của mỗi con người chính là tổ hợp các chuyển động, tương tác và ảnh hưởng của 12 chòm sao.
Ví dụ, một người sinh ra có Mặt Trời, Mặt Trăng và Cung Mọc cùng ở vị trí của Bọ Cạp, thì người đó có khả năng tác động rất mạnh đến người khác về mặt cảm xúc. Như vậy, khi bạn muốn tìm hiểu một người nào đó khi trong tay không có bất cứ thông tin gì về người đó ngoài thời điểm sinh của họ, thì ít nhất bạn cũng có thể hình dung được một phần đáng kể về họ, tìm hiểu được điều kiện của họ, và hòa hợp với họ tốt hơn.
Chiêm tinh học sẽ giúp con người không chỉ hiểu mà còn biết chấp nhận và tôn trọng những phẩm chất đa dạng của người khác, của chính mình, theo cách mà khó có phương thức hay công cụ nào khác so sánh được.
Trên thế giới, Chiêm tinh học được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, từ rộng lớn như đầu tư chứng khoán, ra quyết định kinh doanh, phân tích tình hình chính trị, dự báo các phong trào xã hội, cho đến những quyết định thông thường như hợp tác làm ăn, khởi đầu và duy trì một mối quan hệ tình cảm, và đơn giản nhất như tự hiểu chính mình. Những ứng dụng với Chiêm tinh học, vì vậy, gần như vô tận.
4. Ý nghĩa của các hành tinh trong chiêm tinh học
- Mặt Trời: Tượng trưng cho bản chất thật của con người
- Mặt Trăng: Thể hiện tâm tư bên trong mà không phải ai cũng nhìn thấy được
- Cung mọc (AC): Thể hiện ngoại hình cũng như tính cách mà một con người thể hiện ra bên ngoài
- Thiên Đỉnh (MC): Cách thức mà con người thể hiện trong công việc, trong sự nghiệp của mình
- Sao Kim: Là cách mà con người thể hiện trong tình cảm
- Sao Mộc: Là cách mà chúng ta đối xử với mọi người xung quanh và những điều may mắn mà chúng ta sẽ nhận được khi sống tốt
- Sao Thủy: Là cách mà chúng ta giao tiếp với mọi người và cách mà chúng ta sử dụng đồng tiền
- Sao Hỏa: Là những hoài bão, khát vọng mà con người cố gắng thực hiện các hành động để đạt được chúng
- Sao Thổ: Là những điểm yếu của bản thân
Bên cạnh đó, trong vũ trụ còn một số chòm sao khác như Hải Vương, Thiên Vương hay Diêm Vương…, chúng thường có chu kỳ xoay trong một thế hệ 10 năm.
5. Lĩnh vực phổ biến mà Chiêm tinh học có thể ứng dụng
Mối quan hệ: Quan sát bản đồ sao của bạn và của một người khác bất kỳ (người yêu, người bạn, cha hoặc mẹ, con cái, ông chủ, nhân viên…). Quá trình giải mã bản đồ tương hợp này sẽ tìm ra tiềm năng hòa hợp của hai người.
Vị trí và địa điểm: Quan sát bản đồ sao và liên hệ với bản đồ thế giới, tìm hiểu về những luồng năng lượng liên quan đến vị trí có thể tác động đến bạn trong công việc, gia đình, chuyến đi nghỉ, giáo dục, và tình cảm.
Sự nghiệp và công việc: Quan sát bản đồ sao và liên hệ với các vấn đề liên quan đến tài chính, kỹ năng, và kế hoạch tương lai.
Sức khỏe: Quan sát bản đồ sao, tìm hiểu các tương tác với tình trạng sức khỏe, những thời điểm dễ ốm đau, quá trình chiến đấu chống lại một căn bệnh nào đó, đặc biệt là về mặt tâm lý.
Các sự kiện quan trọng: Quan sát bản đồ sao, tìm thời điểm tốt nhất để kết hôn, mở công ty, hay tham gia một khóa học; tính toán trước khả năng mất việc, gặp hay liên quan đến tai nạn, ký một hợp đồng mới…
Trên đây, là những khái niệm và sự ra đời, ý nghĩa của chiêm tinh học. Hy vọng, chúng sẽ đem đến cho bạn những kiến thức mới lạ và bổ ích và hãy cùng chờ đón những bài viết tiếp theo về chủ đề này nhé.