Site icon Medplus.vn

Chóng mặt khi mang thai- dấu hiệu biến chứng thai kỳ nào?

Chóng mặt - dấu hiệu của biến chứng thai kỳ nào?

Chóng mặt - dấu hiệu của biến chứng thai kỳ nào?

Chóng mặt khi mang thai nguy hiểm không?

Chóng mặt khi mang thai là tình trạng thường hay xảy ra với các mẹ đang trong quá trình mang thai. Chủ yếu xảy ra trong ba tháng đầu. Ở thời kỳ này, hệ thống tim mạch của mẹ có nhiều thay đổi đáng kể, mạch máu mở rộng hơn để đưa máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi, nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu nhanh hơn. Lượng máu trong cơ thể mẹ gần như tăng gấp đôi để đáp ứng các nhu cầu của mẹ và em bé. Những điều này làm cho máu trở về tĩnh mạch chậm hơn, khiến huyết áp giảm đi trong thai kỳ.

Chóng mặt khi mang thai – dấu hiệu của biến chứng thai kỳ nào?

Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu của biến chứng nào?

Thiếu máu

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu có dấu hiệu chóng mặt, choáng váng nhẹ thì có nguy cơ thiếu máu. Thiếu máu là do thiếu sắt trong chế độ ăn uống, bổ sung các chất chưa đủ. Đa số phụ nữ có thai thiếu máu khi hàm lượng Hemoglobin(Hb) trong máu thấp <11g/dl. Đây là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo Hemoglobin – một protein quan trọng của hồng cầu.

Thiếu máu thai kỳ không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ, còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này. Chính vì vậy việc duy trì lượng sắt trong quá trình mang thai rất quan trọng. Mẹ nên bổ sung sắt và các chất cần thiết trong suốt quá trình mang bầu.

Các biến chứng có liên quan đến chóng mặt khi mang thai

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp đồng nghĩa với việc tăng lực tác động lên thành mạch máu. Điều này có thể gây cản trở lưu lượng máu đến nhiều hệ thống cơ quan khác nhau ở người mẹ bao gồm gan, thận, não, tử cung và nhau thai. Tùy theo cơ địa mỗi người tăng huyết áp có những biểu hiện khác nhau. Một trong số đó là hiện tượng chóng mặt, choáng váng. Triệu chứng sưng phù này thường xảy ra với các mẹ bầu có tiền sử tim mạch, tiểu đường.

Mang thai ngoại tử cung

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo nhịp tim nhanh và đau bụng. Vì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và đánh giá cần thiết để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn.

Chóng mặt khi mang thai khi nào cần đến bác sĩ gấp?

Lưu ý cho mẹ

Xem bài viết liên quan: Kiến thức thai kỳ

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Exit mobile version