Sau khi sinh con, cơ thể mẹ bầu sẽ dần hồi phục lại như ban đầu. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ sẽ đối mặt với các vấn đề gặp phải sau sinh. Sau đây là những vấn đề sau sinh mẹ bầu thường gặp.
CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI SAU SINH
1. Đau nhức âm đạo
Nếu mẹ phải dùng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn hoặc rách thành âm đạo khi sinh, vết thương có thể còn đau trong vài tuần. Vết rách lớn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để liền lại. Đây là vấn đề sau sinh thường gặp khi mẹ sử dụng biện pháp này.
Trong khi chờ đợi, mẹ có thể giúp vết thương mau lành bằng những cách dưới đây:
- Nếu thấy khó chịu khi ngồi, ngồi trên một cái gối hoặc dùng loại gối tròn lót ghế.
- Dùng chai xịt để giội nước ấm rửa âm hộ khi đi tiểu. Dùng một miếng băng vệ sinh sạch hoặc khăn mặt chậm nhẹ vào vết thương khi rặn đi cầu.
- Làm mát vết thương bằng một túi chườm đá, hoặc dùng miếng lót làm lạnh cho phụ nữ sau sinh đặt giữa băng vệ sinh và vết thương.
- Uống thuốc giảm đau hoặc thuốc làm mềm phân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi vết thương đang lành lại, sự khó chịu sẽ dần biến mất. Liên hệ với bác sĩ chăm sóc của mẹ nếu cơn đau trở nên dữ dội; vết thương trở nên nóng, sưng phồng và đau; hoặc thấy dịch tiết giống như mủ.
2. Dịch tiết âm đạo
Đây là vấn đề gặp phải sau sinh với mẹ bầu nhất. Mẹ sẽ có dịch tiết âm đạo (sản dịch) trong khoảng vài tuần sau khi sinh. Dịch này thường có màu đỏ tươi, nhiều máu trong vài ngày đầu. Chất dịch sẽ giảm dần, trở nên lỏng hơn và chuyển từ hồng hoặc nâu đến vàng hoặc trắng. Liên hệ với bác sĩ nếu:
- Chảy máu quá nhiều
- Dịch tiết có mùi hôi
- Sốt đến 38 độ hoặc cao hơn.
- Các cơn co thắt
Mẹ có thể có các cơn co thắt. Thỉnh thoảng được gọi là sản hậu thống (các cơn đau sau khi sinh), trong vài ngày đầu sau sinh. Những cơn co thắt này giống với đau bụng kinh. Nó giúp ngăn việc chảy máu quá mức bằng cách ép các mạch máu trong tử cung. Những cơn co thắt này thường dữ dội hơn với những ca sinh liên tiếp. Bác sĩ chăm sóc sức khoẻ của mẹ có thể sẽ đề nghị dùng thuốc giảm đau mua tự do không theo toa.
Liên hệ với bác sĩ nếu bị sốt hoặc bụng đau khi chạm vào. Những dấu hiệu và triệu chứng này cũng có thể do nhiễm trùng tiểu gây ra.
3. Đau tức ngực và rỉ sữa
Vài ngày sau khi sinh, ngực mẹ sẽ bắt đầu trở nên rắn, sưng phồng và đau khi chạm vào (ứ đọng). Vấn đề này thường gặp nhất sau sinh. Cho nên, để giảm bớt sự khó chịu. Hãy cho con bú, dùng máy hút sữa, chườm khăn ấm hoặc tắm bằng nước nóng để ép sữa ra.
Nếu bị rỉ sữa giữa những lần cho con bú. Hãy đặt miếng lót thấm sữa trong áo lót để tránh làm ướt áo. Thay các miếng lót sau mỗi lần cho bú và khi chúng trở nên ướt.
Nếu mẹ không cho con bú. Mặc áo lót chắc chắn có khả năng nâng đỡ. Ví dụ như áo lót thể thao để làm ngưng việc tiết sữa. Không hút sữa hay xoa bóp ngực, việc này sẽ làm cho sữa tiếp tục được tiết ra.
Nếu đau khi cho bú, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn về việc cho con bú để được giúp đỡ.
4. Trĩ và táo bón
Bệnh trĩ và táo bón có thể xuất hiện trong thời gian hậu sản cũng như lúc phụ nữ mang thai. Là vấn đề thường gặp sau sinh đối với một số mẹ bầu. Tình trạng này đôi lúc trở nên trầm trọng hơn do sự tăng kích thước của tử cung tạo áp lực lên các tĩnh mạch bụng dưới.
Biện pháp cải thiện có thể bao gồm: Thuốc mỡ và thuốc xịt kèm theo chế độ ăn giàu chất xơ và chất lỏng…
Lưu ý là mẹ không nên sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc thụt mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là nếu bạn bị cắt tầng sinh môn hoặc có vết khâu ở vùng đáy chậu.
Xem bài viết liên quan: Mẹ đã biết: Cơn gò báo hiệu chuyển dạ sắp sinh
Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mà mẹ bầu cần phải biết
Mẹ bầu đã thực sự phân biệt được cơn gò báo hiệu
Chuyện gì xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?
Sự Thật Về Gây Tê Màng Cứng Khi Chuyển Dạ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!