Site icon Medplus.vn

Chữa cảm cúm, sốt với cây dược liệu quý – Tía Tô Dại

Tía Tô Dại

Tía Tô Dại

Loài dược liệu mộc hoang và rất ít được sử dụng, Tía Tô Dại được khá ít người biết đến. Trong Đông Y, cây được ứng dụng để chữa trị bệnh như cảm cúm, sốt,… Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về những tác dụng của tía tô dại nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Élớn tròng, Tía tô giới

Tên khoa học: Hyptis suaveolens (L.) Poir.

Thuộc họ: Hoa môi (Lamiacae)

Đặc điểm cây

Nơi sống, thu hài và chế biến

Mọc hoang dại ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất ở miền Trung và miền Nam. Thường ít thấy sử dụng. Một số nơi nhân dân hái toàn cây tươi, cắt bỏ rễ, phơi hay sấy khô dùng dần.

Bộ phận dùng Tía Tô Dại

Thân và lá, rễ cây cắt bỏ.

Thành phần hóa học, tính vị

Thành phần hoá học

Tính vị, công năng

Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng lưu phong tán ứ, giải độc định thống.

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng

Cây lá tươi được một số vị lương y quanh thành phố Hồ Chí Minh sử dụng như vị bạc hà mọc hoang để chữa cảm cúm, sốt. Thuốc hãm cùng với một số vị thuốc khác như hương nhu, kinh giới.

Còn dùng lá tươi giã nát đắp lên những nơi viêm tấy, sưng đỏ, lở loét.

Một số người dùng cho phụ nữ sau khi đẻ uống cho lợi sữa.

Những bài thuốc về Tía Tô Dại

  1. Chữa cảm cúm, sốt: Tía tô dại phối hợp với hương nhu, kinh giới. Ngày dùng 10-16g, sắc uống.
  2. Thuốc giải nhiệt: Cành lá tía tô dại 30g, lá dướng 30g, để tươi, rửa sạch, giã nát, hoà với nước sôi để nguội uống.
  3. Chữa vết thương: Lá tía tô dại 1 phần, lá cây ngoi 2 phần, dùng tươi, giã nát, đắp và băng.
  4. Chữa mụn nhọt, lở loét, nước ăn chân: Lá tía tô dại để tươi, giã nát, vắt lấy nước, bôi.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

 

Exit mobile version