Site icon Medplus.vn

Chữa đau răng trong tích tắc với dược liệu Thiên Tiên Tử

9 thien tien tu 1 - Medplus

Thiên Tiên Tử luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Sơn yên tử, Đại sơn yên tử, Jusquiame (Pháp), Mont aux poules.

Tên khoa học: Hyoscyamus niger L.

Họ: Solanaceae (Cà)

1. Đặc điểm dược liệu

Thiên tiên tử là một loại cỏ sống hàng năm, đôi khi có cây sống 2 năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 0.50 m hoặc hơn. Thân và lá cây được bao phủ bởi lông. Lá thuôn dài, có chiều dài khoảng 20 – 25 cm và rộng 5 – 7 cm. Phiến lá chia làm nhiều thùy và có gân chính nổi rõ. Phần lá phía trên thân không có cuống, hơi ôm vào thân, còn lá ở dưới có cuống.

Hoa cây đại sơn yên tử thường mọc thành xim một ngả. Tràng hoa có màu vàng với đường gân cánh tràng màu tía, có 5 nhị. Các tràng hoa thường không đồng đều. Quả nang nâu đậm, mỗi quả của cây thường chứa 500 hạt nhỏ. Hạt có màu xám tro hoặc nâu nhạt, có đường kính 1 mm.

2. Phân loại

Hoa thiên niên tử có hai loại, một loại với tên khoa học Hyoscyamus niger L. kể trên. Loại còn lại gọi là thiên tiên tử hoa trắng có tên khoa học là Hyoscyamus aibus. Cũng giống như Hyoscyamus niger L, loại thiên tiên tử hoa trắng cũng có cánh tràng màu vàng nhạt. Tuy nhiên, điểm khác nhau là chúng không có đường gân màu tía.

3. Phân bố

Thiên tiên tử không tìm thấy ở nước ta. Loại cây này thường được trồng chủ yếu ở các nước Châu Âu, Tây Á, Trung Á và các vùng ben biển Địa Trung Hải.

4. Bộ phận dùng

Toàn thân

5. Thu hái

Hạt làm thuốc thường hái khi cây có quả gần chín hoặc chín.

6. Chế biến

Sau khi hái xong đem phơi hoặc sấy khô

7. Bảo quản

Nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Tính hàn và vị đắng

2. Thành phần hóa học

Cây đại sơn yên tử các chứa các thành phần hóa học sau:

3. Tác dụng dược lý

Hạt thiên tiên tử chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng làm giảm bài tiết nước bọt và giãn đồng tử. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có công dụng làm liệt đối với đầu thần kinh tim khiến tim đập nhanh. Đồng thời, chúng còn gây liệt các sợi trung tâm thần kinh và làm giảm kích thích của vỏ não, từ đó giúp làm dịu và tăng cảm giác buồn ngủ.

4. Cách sử dụng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà thiên tiên tử được sử dụng theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, thuốc thường được sử dụng dưới dạng bột với liều dành cho người lớn là 0.1 – 0.2 gram, liều tối đa dùng 1 lần là 0.20 gram. Còn đối với trẻ em là 5 mg, còn liều dùng tối đa là 0.30 gram dưới dạng viên.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Giúp giảm đau nhức răng

Dùng 1,5 – 3g hạt cây thiên tiên tử, đem tán thành bột mịn. Sau đó lấy 1 ít bột nhét vào răng. Giữ trong khoảng 10 – 20 phút thì nhổ ra và súc miệng bằng nước sạch. Ngoài ra, có thể dùng hạt đốt và nhét trực tiếp vào răng.

2. Khi bị mụn nhọt

Cách làm như sau:

Hạt thiên tiên tử có tác dụng kích thích mụn nhọt trồi lên, đồng thời làm nở lỗ chân lông, giúp đẩy mủ và cồi mụn ra ngoài. Do đó, khoảng 30 phút sau khi đắp, mủ trong mụn chảy ra, các bạn dùng bông gòn thấm hút và vệ sinh lại da bằng nước sạch.

Chuẩn bị 100g hạt thiên niên tử, đem ngâm với nước nóng trong 5 phút, sau đó vớt ra, đánh nhuyễn.

Sau khi vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, thì đắp hỗn hợp trong 30 phút. Sau khi đắp, mủ trong mụn sẽ chảy ra, dùng bông gòn thấm hút và vệ sinh lại bằng nước sạch.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Thiên tiên tử có chứa độc tính cao. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thảo dược này khi có sự đồng ý từ thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua dùng để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version