Site icon Medplus.vn

Chứng ăn cắp vặt – Bệnh tâm lý đáng lo ngại hay ham muốn cá nhân?

chứng ăn cắp vặt

chứng ăn cắp vặt là gì

Chứng ăn cắp vặt là gì?

Chứng ăn cắp vặt (kleptomania), hay còn gọi là trộm cắp bệnh lý. Đây là tình trạng người bệnh không thể ngăn cản ham muốn lấy trộm đồ. Không phải do nhu cầu hoặc giá trị của chúng. Những thứ đồ bị ăn cắp chẳng có giá trị gì với đối tượng và thậm chí thường bị ném bỏ sau khi lấy được.

Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh sẽ trải nghiệm cảm giác căng thẳng trước khi trộm. Cảm giác thư thái, thoải mái hay hài lòng khi phạm tội xong. Hành vi này cũng không phải do rối loạn cư xử, một pha hứng cảm nào đó hay rối loạn nhân cách phản xã hội gây ra.

Đôi khi người bệnh sẽ tích trữ những thứ ăn cắp được hoặc lén lút trả lại chúng cho người mất. Người mắc chứng ăn cắp vặt thường cảm thấy trầm cảm hoặc tội lỗi về hành vi này sau khi thực hiện xong.

Đây là một rối loạn kiểm soát cảm xúc. Một rối loạn được đặc trưng bởi khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc hành vi của bản thân. Khiến người bệnh khó chống lại sự cám dỗ.

Chứng ăn cắp vặt khá hiếm gặp trong dân số nói chung, chỉ khoảng 0.3 đến 0.6% người mắc dạng bệnh lý này. (số liệu của Hoa Kỳ – ND)

Nguyên nhân của chứng ăn cắp vặt?

Nguyên nhân gây ra tật ăn cắp vặt này chưa được khẳng định rõ. Một số giả thuyết được đưa ra rằng những thay đổi trong não bộ có thể là nguồn gốc của tật ăn cắp này. Đã có chứng cứ chỉ ra mối liên quan giữa chứng ăn cắp vặt và hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, bao gồm:

Chứng ăn cắp vặt là sự rối loạn tâm thần nghiêm trọng.

Một số yếu tố nguy cơ mắc chứng ăn cắp vặt

Đối tượng có thể mắc chứng ăn cắp vặt

Chứng ăn cắp vặt nói chung khá hiếm gặp, nhưng thường có ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Độ tuổi khởi phát chứng bệnh này khá linh động. Có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc thời kỳ trưởng thành. Thậm chí cả trong giai đoạn trung cao niên.

Người mắc bệnh thường có thêm các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn sử dụng chất, và những rối loạn kiểm soát ham muốn khác.

Phân biệt chứng ăn cắp vặt với chôm chỉa thông thường 

Chứng ăn cắp vặt không giống như kiểu “chỉa đồ” ở các cửa hàng vì người chôm chỉa dạng này thường lên kế hoạch cho hành vi của mình và thường trộm là vì họ không có tiền để mua món hàng đó. 

Những người có tật ăn cắp này lấy cắp không vì để thỏa mãn mục đích cá nhân, hay làm để chứng tỏ can đảm hoặc nổi loạn. Các đợt lấy cắp này thường xảy ra tự phát, không có kế hoạch trước và không có sự giúp đỡ từ một ai khác.

Biểu hiện của chứng ăn cắp vặt

Người mắc chứng ăn cắp vặt luôn bị thôi thúc phải trộm cắp một cái gì đó. Thôi thúc xuất hiện ngẫu nhiên, không có kế hoạch trước. Thường họ sẽ ném bỏ những thứ đã đánh cắp, vì căn bản họ hứng thú với hành động lấy trộm chứ không phải món đồ. Các dấu hiệu của chứng ăn cắp vặt bao gồm các hành vi sau đây:

Chứng ăn cắp vặt có nguy hiểm không?

Chứng ăn cắp vặt là sự rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Có thể gây nên nhiều tổn thương về tâm lý cho người bệnh và người thân nếu không được điều trị. Chứng ăn cắp này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Về xúc cảm, với người thân, pháp luật, công việc và tài chính của người bệnh.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị:

Chẩn đoán bệnh ăn cắp vặt

Bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán cho chứng bệnh này dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh. Bởi vì đây là một loại rối loạn kiểm soát xung động nên bác sĩ có thể thực hiện các việc sau để xác nhận lại chẩn đoán ban đầu:

Phương pháp điều trị chứng ăn cắp vặt

Chứng bệnh này rất khó để có thể tự bản thân vượt qua. Do đó, dù có cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, bạn cũng cần tìm đến chuyên gia để nhận được sự giúp đỡ và điều trị kịp thời. Nếu không, chứng bệnh này sẽ kéo dài và không thể chấm dứt.

Điều trị chứng ăn cắp đặc biệt cần thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý, đôi lúc cùng các nhóm tự các thành viên giúp nhau. Không có một tiêu chuẩn nào để điều trị bệnh này. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục cố gắng tìm hiểu phương pháp nào là tối ưu nhất. Người bệnh có thể thử một số cách điều trị để tìm xem phương pháp nào là tốt nhất cho người bệnh.

Thuốc

Đã có một vài nghiên cứu khoa học về cách sử dụng thuốc trị liệu tâm thần để điều trị chứng bệnh này. Không có một thuốc nào được FDA chứng nhận là thuốc để điều trị chứng ăn cắp. Bác sĩ có thể chỉ định một đơn thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Một thuốc gây nghiện là hoạt chất đối kháng với opioid có thể làm.

Khi nhận được đơn thuốc, hãy hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ hoặc tương tác có thể xảy ra khi dùng những thuốc này.

Liệu pháp tâm lý

Nhận thức trị liệu hành vi tâm lý đã trở thành sự lựa chọn cho tật ăn cắp. Các liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp bạn xác định lại những niềm tin không tích cực và hành vi không lành mạnh để thay thế chúng bằng các suy nghĩ đúng đắn hơn. 

Bác sĩ sẽ sử dụng một vài kỹ thuật trong liệu pháp này để kiểm soát ham muốn khiến người bệnh muốn trộm cắp.

Để tránh tái phát bệnh, hãy luôn tuân thủ theo kế hoạch điều trị. Nếu bạn vẫn cảm thấy muốn lấy trộm đồ vật, hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc một người thân đáng tin cậy.

Đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ tư vấn và điều trị

Cách phòng ngừa chứng ăn cắp vặt

Những nguyên nhân gây ra chứng ăn cắp vặt chưa rõ. Nên chưa thể xác định được cách chắc chắn để ngăn ngừa. Để giúp tránh tái phát, hãy chắc chắn tham gia vào kế hoạch điều trị. 

Được điều trị càng sớm khi những cơn cưỡng chế tâm lý bắt đầu có thể giúp ngăn ngừa chứng ăn cắp trước khi để diễn tiến quá tệ. Ngăn ngừa được những hậu quả tiêu cực có thể xảy đến nhất.

Mặc dù có thể rất khó khăn để tự vượt qua tật ăn cắp, có thể thực hiện các bước để chăm sóc cho chính mình với các kỹ năng đối phó lành mạnh trong khi việc điều trị chuyên nghiệp:

Tham gia điều trị

Uống thuốc theo chỉ dẫn và tham dự các buổi trị liệu dự kiến.

Hiểu biết

Hãy chắc chắn hiểu các chi tiết của kế hoạch điều trị hoặc của mình và. Tìm hiểu về tật ăn cắp để có thể hiểu tốt hơn yếu tố nguy cơ, điều trị và các sự kiện gây ra.

Khám phá

Xác định các tình huống, những suy nghĩ và cảm xúc có thể gây ra sự thôi thúc ăn cắp để có thể thực hiện các bước để quản lý chúng.

Điều trị lạm dụng chất hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Nghiện ngập, trầm cảm, lo lắng và căng thẳng có thể dẫn đến hành vi không lành mạnh.

Khỏe mạnh

Khám phá những cách lành mạnh để thoát kênh thúc giục ăn cắp qua các hoạt động tập thể dục và giải trí.

Thư giãn và quản lý căng thẳng

Hãy thử những kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga hoặc tai chi.

Tập trung vào mục tiêu

Phục hồi từ tật ăn cắp có thể mất thời gian. Giữ động cơ bằng cách giữ cho mục tiêu phục hồi trong tâm trí. Nhắc nhở bản thân làm việc để sửa chữa mối quan hệ và các vấn đề tài chính pháp lý.

Lời khuyên

Phục hồi từ một rối loạn kiểm soát xung động là một quá trình lâu dài và đầy thử thách. Cả cho người bị ảnh hưởng và những người gần gũi nhất với người đó. Quá trình điều trị sẽ tốt nếu có sự cố gắng từ người bệnh và cả những người xung quanh. 

Những thông tin trên chỉ mang tính chất cung cấp thông tin và tham khảo. Không thể bằng lời chẩn đoán từ bác sĩ. Hãy đến bệnh viện khi bạn hoặc người thân có những dấu hiệu trên. Đừng vì ngại ngùng mà khiến bệnh trở nên trầm trọng bạn nhé. Các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version