Site icon Medplus.vn

Triệu chứng khó tiêu đầy bụng là như thế nào? Cách nhận biết và điều trị

Thông tin chung về khó tiêu hóa, đầy bụng

Thông thường, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút chúng ta đã có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt đi và tiếp tục được công việc của mình. Tuy nhiên ở những đối tượng bị khó tiêu, đầy bụng thì có những triệu chứng hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân khó tiêu đầy bụng thì có rất nhiều. Bài viết từ đội ngũ Medplus dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin đầy đủ như nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, cách điều trị và những lưu ý cần biết về chứng khó tiêu.

Khó tiêu đầy bụng là gì?

Chứng khó tiêu là tình trạng đau dai dẳng hay lặp lại hoặc khó chịu ở vùng bụng trên. Đây không phải bệnh mà là một nhóm các triệu chứng.

Các biểu hiện khi bị khó tiêu:

Tình trạng khó tiêu không phải do dạ dày tiết nhiều acid. Khó tiêu mà không rõ nguyên nhân được gọi là chứng khó tiêu chức năng hay khó tiêu không do loét.

Người mắc chứng khó tiêu có biểu hiện đau bụng

Phân loại

Chứng khó tiêu đầy bụng không phải là bệnh.

Khó tiêu hiện tại có hai dạng:

Khó tiêu chức năng

Khó tiêu không rõ nguyên nhân: Chứng khó tiêu chức năng (khó tiêu không do loét).
Các triệu chứng của chứng khó tiêu chức năng (khó tiêu không loét) bao gồm những khó chịu rõ ràng hay đôi khi cũng rất mơ hồ xảy ra ở vùng bụng trên với mức độ từ nhẹ đến nặng. Người bệnh đến khám mô tả những khó chịu của mình như cảm giác nóng rát, buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đầy hơi và cảm thấy no sớm ngay đầu bữa ăn hay khó chịu sau bữa ăn.

Khó tiêu kèm cảm giác đầy bụng

Đây là chứng khó tiêu dạng đầy hơi.

Con đường lây lan và truyền nhiễm

Hiện chưa có thông tin về các yếu tố gây lây lan và truyền nhiễm của chứng khó tiêu.

Đối tượng có thể mắc chứng khó tiêu đầy bụng là ai?

Chứng khó tiêu không nên được hiểu như là một căn bệnh, nó là triệu chứng của một căn bệnh khác và sẽ xảy ra với hầu hết mọi người theo thời gian. Khó tiêu có thể được ngăn chặn và kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên.

Mức độ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Mặc dù không phải là bệnh, tuy nhiên nếu không hạn chế kịp thời thì người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề trong cuốc sống sinh hoạt hơn bình thường. Ngoài ra, tình trạng bị khó tiêu hóa không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như viên loét dạ dày, ung thư thực quản,… Bên cạnh đó, tinh thần và của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Triệu chứng và biểu hiện của chứng khó tiêu đầy bụng

Triệu chứng

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết về chứng khó tiêu bao gồm:

Các biểu hiện khi mắc bệnh

Biểu hiện bên trong cơ thể

Người mắc tình trạng khó tiêu sẽ có biểu hiện đau bụng đi kèm với các triệu chứng:

Ngoài ra, khi người mắc trường hợp khó tiêu có kèm theo cảm giác đầy hơi hoặc ợ chua thì có thể người đó đang mắc chứng khó tiêu dạng đầy hơi.

Biểu hiện bên ngoài của bệnh

Khi bệnh nhân mắc chứng khó tiêu thì đa phần các biểu hiện của xuất hiện từ bên trong cơ thể và chưa có thông tin về biểu hiện bên ngoài nào cụ thể.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

Nguyên nhân

Tình trạng khó tiêu thường gặp đi kèm đầy bụng có thể do các bệnh như: loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản (Gerd), nhiễm trùng dạ dày, hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, viêm tụy mạn tính.

Loét dạ dày có thể gây nên chứng khó tiêu

Ngoài ra, chứng khó tiêu có thể mắc phải do thuốc như: aspirin, NSAID, steroid, một số kháng sinh, estrogen và thuốc tránh thai dạng uống.

Lối sống và thói quen sinh hoạt cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa. Các lối sống như ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn trong tình trạng căng thẳng, uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá, căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi.

Hơn nữa, trong giai đoạn thai kỳ người phụ nữ cũng có thể gặp phải chứng khó tiêu.

Cách phòng ngừa

Điều trị và chuẩn đoán

Các yếu tố cần thiết để chuẩn đoán chứng khó tiêu

Việc chuẩn đoán bị khó tiêu dựa trên các biểu hiện đầy dụng, ợ hơi, … của bệnh nhân. Ngoài ra, xem xét chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể  thực hiện toàn bộ các xét nghiệm cơ bản khảo sát đường tiêu hóa như siêu âm bụng, nội soi, xét nghiệm tìm Helicobacter pylori qua hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu; chụp Xquang khi uống barium và chụp CT scan và kết quả đều được chứng minh là âm tính với chứng khó tiêu chức năng.

Đối với các triệu chứng nhẹ, bạn có thể sẽ không cần khám bác sĩ vì các triệu chứng này sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bạn gặp phải ngày một nặng hơn và kéo dài trên 2 tuần, cần phải đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Điều trị chứng khó tiêu đầy bụng

Mặc dù không phải là bệnh, tuy nhiên khó tiêu đầy bụng có thể được điều trị bằng thuốc như:

Tuy nhiên các phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần làm giảm triệu chứng bệnh rất hiệu quả.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị trong trường hợp mắc chứng khó tiêu phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc hoặc các phương pháp không dùng thuốc để giảm triệu chứng đầy bụng đi kèm. Ngoài ra kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Các lưu ý về chứng khó tiêu

Lưu ý dành cho người bệnh

Lưu ý dành cho người thân và người chăm sóc người mắc chứng này

Bài viết cùng nội dung:

Exit mobile version