Site icon Medplus.vn

CHỨNG SỢ KHOẢNG TRỐNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Cùng Medplus  tìm hiểu về chứng sợ khoảng trống có triệu chứng gì bạn đọc nhé!

Hội chứng sợ khoảng trống

1. Hội chứng sợ khoảng trống là gì?

Hội chứng sợ khoảng trống (hay rối loạn ám ảnh sợ khoảng rộng ) là một rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự hoảng sợ hoặc lo âu mãnh liệt khi ở một địa điểm hoặc tình huống khó tìm ra lối thoát, khiến người bệnh né tránh những nơi gây ra nỗi sợ này như ra khỏi nhà một mình, đi du lịch bằng ô tô, xe buýt, máy bay hoặc ở những nơi đông người khác.

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng điển hình của chứng sợ khoảng trống như:

  • Sợ ở nhà một mình
  • Sợ đám đông hoặc chờ xếp hàng
  • Sợ các không gian kín như rạp chiếu phim, tháng máy hoặc các cửa hàng nhỏ
  • Sợ các không gian mở hư bãi đậu xe, cầu hoặc trung tâm mua sắm
  • Sợ sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, máy bay, tàu hỏa

Tâm lý của người bệnh khi gặp những tình huống này thường là sợ hãi không thể trốn thoát hoặc tìm sự trợ giúp nếu hoảng sợ và có các triệu chứng bất lực, thao túng khác.

2. Triệu chứng hội chứng sợ khoảng trống

Một điều chắc chắn việc chẩn đoán xác định chứng sợ khoảng trống chỉ có thể thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý học lâm sàng. Tuy nhiên, bản thân người bệnh cũng có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để được đưa ra chẩn đoán sớm hơn.

Người bệnh phải trải qua cảm giác hoảng sợ và lo âu mãnh liệt, biểu hiện bởi các dấu hiệu như tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn, đau ngực và run rẩy xảy ra ít nhất trong 2 hoàn cảnh sau:

  • Ở phương tiện công cộng
  • Địa điểm lộ thiên như cầu, công viên, bãi đỗ xe
  • Không gian đóng kín như rạp chiếu phim, máy bay, siêu thị
  • Nơi đông người hoặc bên ngoài căn nhà của mình

Các biểu hiện như sợ ở một mình, sợ mất kiểm soát nơi công cộng, dễ cáu gắt, kích động, ở nhà trong thời gian dài là các triệu chứng củng cố cho chẩn đoán. Nỗi sợ này sẽ khiến người bệnh né tránh các tình huống trong đời sống, tạo cảm giác cô độc cũng như kiệt sức do bệnh gây ra và có thể khiến người bệnh mắc đồng thời các rối loạn trầm cảm hoặc lạm dụng chất.

3. Nguyên nhân hội chứng sợ khoảng trống

Các nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra được nguyên nhân cụ thể gây chứng sợ khoảng trống ở bệnh nhân nhưng quan điểm về các vùng não kiểm soát phản ứng sợ hãi hoạt động bất thường rất được ủng hộ.

Ngoài ra, chứng sợ khoảng trống cũng có thể liên quan đến các yếu tố sau:

  • Yếu tố môi trường: một vụ đột nhập hoặc tấn công mà người bệnh gặp phải
  • Rối loạn lo âu diễn ra trong các gia đình liên quan tới yếu tố di truyền
  • Người có tiền sử gặp phải các cơn hoảng loạn và lo âu kéo dài trong quá khứ
  • Các rối loạn lo âu hoặc các ám ảnh khác

4. Điều trị chứng sợ khoảng trống

Người mắc chứng sợ khoảng trống đáp ứng khá tốt với các trị liệu tâm lý, thuốc hoặc phối hợp cả hai. Tuy nhiên cần xác định việc điều trị các rối loạn tâm lý dạng này sẽ mất nhiều thời gian và cần sự kiên trì của cả người bệnh và thầy thuốc. Các thuốc sử dụng để điều trị chứng sợ khoảng rộng gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) như fluoxetine, sertraline được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ với chứng sợ khoảng rộng, đặc biệt là triệu chứng lo âu
  • Các thuốc an thần như benzodiazepine trong một số trường hợp có thể sử dụng để làm giảm lo lắng cấp tính trong thời gian ngắn. Tuy nhiên vì có khả năng gây nghiện nên các thuốc này cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ điều trị

Bên cạnh đó, liệu pháp tâm lý hành vi CBT sẽ nhằm vào việc thay đổi những suy nghĩ bệnh lý và giúp bệnh nhân xác định được mức độ an toàn thực tế của môi trường mở, đông đức, từ đó tập điều chỉnh cảm xúc hành vi trong những tình huống này thông qua các hình thức như liệu pháp tiếp xúc và nhóm hỗ trợ đồng đẳng.

Hội chứng sợ khoảng trống

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về hội chứng sợ khoảng trống, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version