Site icon Medplus.vn

CHỨNG SỢ LỖ-NHỮNG BÍ MẬT ĐẰNG SAU

chung so lo nhung bi mat dang sau - Medplus

Người mắc hội chứng trypophobia có cảm giác ghê sợ và ám ảnh, buồn nôn, chóng mặt khi nhìn thấy hình ảnh nhiều lỗ tròn, chẳng hạn như tổ ong, gương sen, lỗ trên thân cây, hình xăm lỗ trên cơ thể người. Vậy triệu chứng này có thể khắc phục không? Hay cách khắc phục thế nào? Bài viết sau đây Songkhoe.medplus.vn sẽ chia sẻ cho các bạn về vấn đề này. ( Bài viết dưới đây không có hình ảnh đáng sợ ).

Chứng sợ lỗ là gì ?

Chứng sợ lỗ còn có tên gọi là Trypophobia là hội chứng ám ảnh khi quan sát có nhiều lỗ nhỏ, kể cả vết thâm. Ví dụ như vỏ hạt sen hoặc thân quả dâu tây có thể gây ra cảm giác khó chịu ở những người có nỗi ám ảnh này. Nếu bệnh nhẹ thường sẽ nổi da gà, nhưng với người bị mắc chứng sợ lỗ nặng sẽ buồn nôn, ám ảnh.

Hội chứng này không hề hiếm gặp, nó xảy ra ở bất kì độ tuổi và giới tính nào. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh vì vậy cần phải tìm ra phương pháp điều trị thích hợp và nhanh chóng.

Chứng sợ lỗ là gì?

Nguyên nhân dẫn đến chứng sợ lỗ là gì?

Một trong những lý thuyết phổ biến nhất cho rằng Trypophobia là nỗi ám ảnh dựa trên một phản ứng của vỏ não có liên quan đến khả năng tự vệ trước những hình ảnh nguy hiểm. Điều này cho thấy nỗi ám ảnh này có một cơ sở tiến hóa. Đây là tác dụng phụ của một sự thích nghi tiến hóa để tránh những thứ có liên quan đến bệnh tật hoặc nguy hiểm. Nó cũng phù hợp với xu hướng những người mắc bệnh Trypophobia gặp phải sự ghê tởm lớn hơn là sợ hãi khi họ nhìn thấy một đối tượng kích hoạt.

Biểu hiện của người mắc chứng sợ lỗ

Biểu hiện của chứng sợ lỗ

Khi nhìn thấy một cụm lỗ, những người có chứng sợ lỗ phản ứng với sự ghê tởm hay sợ hãi. Những triệu chứng bao gồm:

Các đối tượng gây ra chứng sợ lỗ

Nghiên cứu về hội chứng sợ lỗ vẫn còn tương đối hiếm, một số đối tượng kích hoạt chuỗi phản ứng của hội chứng đã được tìm thấy bao gồm:

Các đối tượng gây nên chứng sợ lỗ thường gặp

Chẩn đoán người mắc chứng sợ lỗ

Để chẩn đoán một nỗi ám ảnh, bác sĩ sẽ đặt một loạt các câu hỏi về các triệu chứng. Bác sĩ cũng thu thập bệnh sử y khoa, tâm thần và xã hội. Bác sĩ có thể tham khảo DSM-5 trong việc chẩn đoán. Chứng sợ lỗ không phải là một tình trạng được chẩn đoán vì ám ảnh không được chính thức công nhận bởi hiệp hội sức khỏe y tế và tinh thần.

Cách điều trị chứng sợ lỗ

Có nhiều cách khác nhau để điều trị một nỗi ám ảnh. Các hình thức điều trị hiệu quả nhất là điều trị tiếp xúc. Liệu pháp tiếp xúc là một loại trị liệu tâm lý, tập trung vào việc thay đổi đáp ứng của bạn đối với đối tượng hoặc tình huống gây ra sợ hãi.

Điều trị chứng sợ lỗ

Các lựa chọn điều trị khác có thể giúp bạn quản lý ám ảnh bao gồm

Liệu pháp phơi nhiễm (tiếp xúc)

Đây là biện pháp cho một người tiếp xúc dần dần với đối tượng họ sợ hãi với hy vọng theo thời gian. Việc tiếp xúc này sẽ khiến các triệu chứng giảm bớt. Bệnh nhân có thể bắt đầu bằng cách tưởng tượng những gì họ sợ, sau đó nhìn vào hình ảnh của đối tượng. Cuối cùng là ở gần hoặc thậm chí chạm vào đối tượng đó.

Bắt đầu điều trị bằng cách nhắm mắt lại và tưởng tượng một vật thể như tổ ong hoặc vỏ hạt. Họ sẽ lặp lại hành động này cho đến khi các triệu chứng bắt đầu giảm.

Liệu pháp thay đổi nhận thức (CBT)

Trị liệu thay đổi nhận thức là việc kết hợp với trị liệu tâm lý để thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiềm ẩn của bệnh nhân. Ví dụ thảo luận về những suy nghĩ không thực tế, thay thế những suy nghĩ này bằng những suy nghĩ thực tế hơn và sau đó thực hiện các thay đổi về hành vi.

Thuốc

Thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu đôi khi có thể được bác sĩ kê toa. Đặc biệt nếu bệnh nhân cũng bị trầm cảm hoặc lo lắng. Các thuốc bao gồm các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc nhóm benzodiazepin hoặc thuốc chẹn beta.

Ngoài ra các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và yoga, hoạt động thể chất và tập thể dục. Tập trung vào hơi thở, quan sát, lắng nghe và các cách tập trung tâm trí khác giúp đối phó với căng thẳng.

Hạn chế tiếp xúc hoặc nhìn các vật có lỗ là phương pháp phòng ngừa hiệu quả và duy nhất. Với những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ về bệnh sợ lỗ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng. Ngoài ra, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số phòng khám uy tín liên quan:

Các bài viết tham khảo: Khoahoc.tv, Hellobacsi.com,Youmed.vn

 

Exit mobile version