Site icon Medplus.vn

CHỨNG THẬN HƯ: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus tìm hiểu hội chứng thận hư là như thế nào bạn đọc nhé!

1. Chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư (tiếng anh Nephrotic Syndrome) là tình trạng xuất hiện những rối loạn ở thận khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein vào nước tiểu. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc thai nghén.

Theo các chuyên gia, hội chứng thận hư bệnh học hình thành chủ yếu do những tổn thương ở cụm mạch máu nhỏ trong thận, khiến chức năng lọc thải cặn bã bị ảnh hưởng. Lâu ngày dẫn đến tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm, biểu hiện rõ nét nhất là ở mắt cá chân và bàn chân. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Thận hư có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng nhưng phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị thận hư, trong đó tập trung chủ yếu ở những bé trong độ tuổi từ 2-6.

2. Nguyên nhân hội chứng thận hư là gì?

Thận của chúng ta chứa đầy các mạch máu nhỏ được gọi là cầu thận. Khi máu tuần hoàn qua các mạch này, nước và chất thải được lọc và trở thành nước tiểu. Protein và các chất khác mà cơ thể bạn cần sẽ ở lại trong máu.

Hội chứng thận hư xảy ra khi cầu thận bị tổn thương và không thể lọc máu đúng cách. Tổn thương các mạch máu này cho phép protein rò rỉ vào trong nước tiểu. Albumin là một trong những protein bị mất trong nước tiểu. Albumin giúp kéo thêm chất lỏng từ cơ thể vào thận. Chất lỏng này sau đó được loại bỏ trong nước tiểu. Không có albumin, cơ thể bạn giữ chất lỏng thêm. Điều này gây ra sưng (phù) ở chân, bàn chân, mắt cá chân và mặt.

3. Triệu chứng hội chứng thận hư là gì?

Thông thường, vì thận có khả năng bù trừ tốt nên ở giai đoạn đầu, bệnh không gây ra triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Các triệu chứng thường gặp gồm:

Biến chứng

4. Điều trị hội chứng thận hư như thế nào?

Nguyên tắc

Điều trị Hội chứng thận hư bao gồm:

Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu thường nhạy cảm với Corticoides. Một số lớn trường hợp không để lại di chứng ở tuổi trưởng thành.

Đối với các Hội chứng thận hư thứ phát sau một bệnh khác, thì điều trị cơ bản vẫn là điều trị bệnh chính, tỷ lệ đáp ứng với Corticoides thấp hơn so với Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát.

Chế độ nghỉ ngơi ăn uống

Hạn chế muối:

Hạn chế muối tuỳ thuộc vào triệu chứng phù của bệnh.

Trong thể Hội chứng thận hư có phù nhẹ: hạn chế muối tương đối (dưới 2g/ngày). Hạn chế muối tuyệt đối (dưới 0,5 g/ngày) trong những thể phù to.

Tăng lượng Protid:

Trong hội chứng thận hư, nhu cầu Protid tăng lên do mất một lượng lớn qua đường tiểu, vì vậy nếu bệnh nhân không có tăng Ure máu thì cần tăng lượng Protid trong chế độ ăn trên 2g/kg/ngày. Nếu bệnh nhân có suy thận thì chế độ ăn sẽ giảm Protid theo mức độ suy thận.

Nước:

Tuỳ thuộc vào mức độ phù và lượng nước tiểu, thông thường phải hạn chế lượng nước uống vào khoảng 500 – 700 ml /ngày.

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về hội chứng thận hư, hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu dụng, giúp bạn đọc nâng cao cuộc sống và hạnh phúc gia đình hơn

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan như:

Exit mobile version