Site icon Medplus.vn

Cỏ Chân Vịt – Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc về cỏ chân vịt

Cỏ Chân Vịt

Cỏ Chân Vịt

Là một cây cỏ thuộc họ nhà cúc, Cỏ Chân Vịt mọc hoang ở những nơi ẩm. Tuy là cây cỏ mọc hoang những cây là một dược liệu. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị lỡ loét,… Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về những tác dụng của dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Cỏ chân vịt, Cỏ chân vịt ấn

Tên khoa học: Sphaeranthus indicus L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Đặc điểm cây

Cây thảo hằng năm có lông. Thân có cánh, các cạnh có răng.

Nơi sống và thu hái, chế biến

Cỏ chân vịt có nguồn gốc ở miền Đông Ấn Độ. Cây được tìm thấy ở một số nước có khí hậu nhiệt đới như Campuchia, Lào, Úc châu, Malaysia, Indonexia để làm dược liệu.

Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở các nơi đồng ruộng, ẩm ướt, thường thấy ở các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Dược liệu thường được tìm thấy ở vùng Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang.

Cỏ chân vịt thường phát triển vào cuối mùa mưa và đầu mùa Đông. Do đó, thời điểm thích hợp để thu hái dược liệu là vào đầu mùa xuân, mùa hè. Tuy nhiên, dược liệu có thể thu hái quanh năm.

Sau khi thu hái, mang về rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Một số nơi có thể tán thành bột, bảo quản dùng dần

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Sphaeranthi Indici

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Có alcaloid sphaeranthin và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm, trong. Hoa tươi chứa tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ.

Công dụng và những bài thuốc về Cỏ Chân Vịt

Công dụng

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc.

Những bài thuốc về Cỏ Chận Vịt

1. Điều trị các bệnh lý ngoài da

Sử dụng một lượng vừa đủ lá khô dược liệu, hòa với nước ấm, dùng uống 2 lần mỗi ngày.

2. Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc

Sử dụng hoa khô Cỏ chân vịt, nghiền nhỏ, rây lấy bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1/4 muỗng cà phê, hòa với nước ấm, dùng uống.

3. Điều trị giun trong đường ruột

Sử dụng nửa muỗng cà phê bột cỏ chân vịt, hòa với nước ấm, mỗi ngày uống một lần. Bài thuốc có thể đẩy giun ra khỏi hệ thống tiêu hóa.

4. Điều trị đau đầu, đau nửa đầu

Sử dụng một lượng Cỏ chân vịt vừa đủ, rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Mỗi lần sử dụng 10 – 15 ml, mỗi ngày dùng thuốc một lần.

5. Chữa chứng hôi miệng

Nghiền nhỏ dược liệu, hòa với giấm, dùng ngậm vào buổi sáng và buổi tối.

6. Điều trị các vết lở loét do bệnh giang mai gây ra

Nghiền nhỏ Cỏ chân vịt (khô), thêm một lượng nước vừa đủ, thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Mỗi ngày áp dụng một lần.

7. Điều trị ngứa da, bệnh ghẻ, lở loét

Sử dụng 2 – 3 lá Cỏ chân vịt khô, nghiền nhỏ, rây lấy bột mịn. Hào với nước ấm, thoa lên vùng da ngứa, mỗi ngày 2 lần.

8. Điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng

Sử dụng 3 g bột nghiền Cỏ chân vịt hòa với một cốc sữa bơ đầy, dùng uống 2 lần mỗi ngày.

9. Tăng cường chức năng tình dục

Sử dụng bột lá dược liệu hòa với một cốc sữa ấm vào buổi tối có thể tăng cường ham muốn tình dục, kéo dài thời gian quan hệ.

10. Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp

Sử dụng Cỏ chân vịt, Gừng tươi, mỗi vị phân lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hòa với nước ấm, dùng uống 2 lần mỗi ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version