Với nhiều phụ nữ khi phát hiện ra mình mang thai là giai đoạn vô cùng hạnh phúc. Bởi lúc đó mình sắp được làm mẹ. Vì vậy mà khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện của mang thai thì các chị em đều sử dụng que thử thai để kiểm nghiệm. Nhưng hiện nay có rất nhiều trường hợp các chị em đang lo lắng băn khoăn khi có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch. Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch có nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch
Do que thử thai
Dấu hiệu cho thấy bạn nên thử thai
Khi nhận thấy một vài dấu hiệu mang thai sớm sau đây, bạn có thể sử dụng que thử thai để xác định bản thân đã mang thai hay chưa:
- Trễ chu kỳ kinh nguyệt
- Thường xuyên mệt mỏi
- Đi tiểu nhiều hơn
- Vùng ngực sưng, nhạy cảm hơn
- Buồn nôn
- Ói mửa
Nguyên nhân kết quả thử thai không chính xác
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, vẫn có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến kết quả thử thai không chính xác. Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch. Điều này có thể là do:
- Chất lượng que thử
- Thời điểm thử nước tiểu
- Thời điểm đọc kết quả
- Biến chứng thai kỳ như sẩy thai sớm, mang thai ngoài tử cung,…
- Ảnh hưởng của các loại thuốc đang dùng
Cách sử dụng que thử thai đúng
Bạn đừng quá lo lắng bởi vì nó rất dễ sử dụng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại que thử sẽ có những cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, để sử dụng que thử thai đạt được kết quả chuẩn xác, bạn cần thực hiện qua 4 bước sau đây:
- Bước 1: Lấy mẫu nước tiểu vào trong cốc.
- Bước 2: Xé bao nhôm đựng que thử thai.
- Bước 3: Cắm que thử vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên và hướng mũi tên chỉ xuống.
- Bước 4: Đợi 5 phút rồi đọc kết quả trên que thử.
Một số loại que thử thai yêu cầu bạn cho que tiếp xúc trực tiếp với dòng nước tiểu. Một số khác yêu cầu bạn nhúng một phần que thử vào cốc nước tiểu hay chỉ nhỏ vài giọt nước tiểu vào vùng thử.
Bạn quá nôn nóng muốn đọc kết quả ngay khiến kết quả bị sai lệch. Bạn phải kiên nhẫn chờ đợi khoảng 5 phút rồi mới kiểm tra kết quả.
Cách đọc kết quả que thử thai
Kết quả thử thai bằng que thử tại nhà có thể xảy ra những trường hợp sau:
Que thử thai 2 vạch màu hồng
Chúc mừng bạn đã lên chức mẹ rồi đấy!
Hãy sớm thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các biến chứng trong thai kỳ.
Que thử 1 vạch đậm hoặc 1 vạch mờ
Thông thường, que thử thai 1 vạch đậm hoặc 1 vạch mờ là biểu hiện bạn chưa mang thai.
Song đừng vội thất vọng, bạn hãy đợi thêm một vài ngày và kiểm tra lại để có kết quả chính xác nhất. Nguyên nhân có thể là bạn đã có thai nhưng lại kiểm tra quá sớm khiến nồng độ hormone thai kỳ không đủ lượng để có phản ứng rõ ràng với que thử.
Do trứng đã được thụ tinh nhưng chưa vào bên trong tử cung
Có thể trứng đã được thụ tinh nhưng chưa vào bên trong tử cung nên khi thử thai vẫn chưa hiện lên rõ rệt.
“Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch”- do đó chỉ là mang thai giả
Mang thai giả là gì?
Mang thai giả hay còn gọi là mang thai tưởng tượng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bất thường. Trong đó người mang thai có những dấu hiệu thực thể, các thay đổi về cân bằng nội tiết tố giống như người đang mang thai thật sự nhưng lại không có hiện tượng thụ thai và bào thai. Đây cũng là 1 nguyên nhân của việc có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch.
Những dấu hiệu mang thai giả
Theo các nghiên cứu cho thấy khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đều đã từng bị chẩn đoán nhầm là mang thai bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các dấu hiệu nhẫm lẫn đó là:
- Tắt kinh.
- 50-90% bị rối loạn kinh nguyệt.
- 60-90% bụng to lên.
- Ngực căng to, đau nhức, có tiết sữa.
- Ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi thường là vào buổi sáng.
- Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn chua, thèm ăn ngọt.
- Dấu hiệu thai máy, thực chất là do nhu động ruột non. 50-75% phụ nữ cảm thấy điều này.
- 1% có dấu hiệu chuyển dạ thật.
Các triệu chứng trên có thể tồn tại suốt 9 tháng, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm.
Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu mang thai nhưng que thử thai 1 vạch?
Mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra và làm siêu âm chắc chắn xem mình có thai hay không.
Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ mang thai
Thực đơn cho bà bầu 1
- Bữa sáng (7h):
- Bánh giầy nhân đậu
- 1 quả sapoche
- Bữa phụ (9h30):
- 1 trái chuối tiêu
- 1 ly sữa
- Bữa trưa (12h):
- Cơm
- Nấm hương xào bông cải xanh
- Cá diêu hồng chiên sốt cà
- Canh sườn
- Bữa phụ (15h):
- Khoai lang
- Sinh tố cà rốt
- Bữa tối (18h):
- Cơm
- Thịt bò xào cần tỏi
- Rau muống xào
- Canh rau dền thị bằm
- Bữa phụ (20h):
- Bánh mì chả
- 1 ly sữa
Thực đơn cho bà bầu 2
- Bữa sáng (7h):
- Phở
- 1 ly sữa
- Bữa phụ (9h30):
- Bánh quy bơ
- Trái cây tùy thích
- Bữa trưa (12h):
- Cơm
- Sườn xào chua ngọt
- Đậu bắp hấp
- Bí đao xào tỏi
- Canh chua nấu ngao
- Bữa phụ (15h):
- Socola
- Hỗn hợp trái cây sấy
- Bữa tối (18h):
- Cơm
- Tôm chiên giòn
- Bắp cải xào
- Canh mọc nấu nấm
- Bữa phụ (20h):
- Cháo thịt bằm
- 1 ly sữa
Xem thêm các bài viết này để có thông tin về sức khỏe mang thai nhé mẹ
- Nhận diện 17 Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chính xác nhất
- Sữa organic _ Mẹ bầu có nên uống hay không?
- Top 10 món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
- Top 10 loại hạt dinh dưỡng cho bà bầu trong 40 tuần thai
- Top 10 đồ ăn vặt cho bà bầu tốt cho thai nhi
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!