Site icon Medplus.vn

Co giật mí mắt thường xuyên là dấu hiệu của 6 bệnh này đây

Co giật mí mắt là gì?

Co giật mí mắt là một hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Co giật thường xảy ra với mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra cả với mí mắt dưới.

Với đa số mọi người, sự co thắt này rất nhẹ và thường chỉ giống như sự co kéo nhẹ vào mí mắt. Nhưng với một số người khác, thì sự co giật có thể mạnh đến nỗi khiến bạn phải nhắm mắt lại ngay lập tức. 

Co giật mí mắt thường xảy ra trong một vài giây, trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt thường sẽ không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày. Sau đó, có thể bạn sẽ không nhận thấy bất cứ sự co giật nào nữa trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của một rối loạn vận động mãn tính. Đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật các phần khác của mặt hoặc các chuyển động không kiểm soát được.

Nguyên nhân gây co giật mí mắt

Theo y học, co giật mí mắt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

Một số trường hợp có thể do hậu quả của chấn thương vùng mặt hoặc bị liệt dây thần kinh số 3, 7. Dù không đau nhưng có thể gây phiền toái trong cuộc sống, công việc. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh.

Tình trạng này có thể xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân gì, hoặc có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hiếm gặp. 

Trong một số trường hợp, có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt…

Co giật mí mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Hầu hết các trường hợp là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mí mắt bị giật là biểu hiện đầu tiên của một vài chứng bệnh như:

Khối u ở mắt

Xác suất xảy ra thấp nhưng bạn không nên coi thường hiện tượng này vì đây là căn bệnh nguy hiểm có thể khiến mắt bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Uống quá nhiều cafein

Trong cafe chứa chất cafein khiến nhịp tim bị tăng, kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt.

Cơ thể bị dị ứng

Những lúc cơ thể cảm thấy ngạt, khó thở, ngứa mũi… chính là biểu hiện của dị ứng, trong đó bao gồm cả ngứa và co giật mí mắt.

Cơ thể đang căng thẳng

Một trong những biểu hiện phản ánh cơ thể đang mệt mỏi, căng thẳng là CGMM biểu hiện rõ nhất. Mắt sẽ có những xung động từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn không thể nhận ra. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến mắt bị lão hóa hoặc mù lòa.

Thiếu ngủ

Tình trạng thiếu ngủ được xem như một căn bệnh nguy hiểm và hệ lụy ngầm là dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và tác động đến các dây thần kinh, đôi mắt co giật liên hồi chính là cảnh báo gần của tình trạng này.

Các tật về mắt

CGMM chính là biểu hiện rõ nhất cho các chứng bệnh có liên quan trực tiếp đến đôi mắt như cận, loạn, viễn thị. Nếu thường xuyên cảm thấy mắt co giật khi đang đọc sách, làm việc trên máy tính hoặc xem tivi thì cần đi đo khúc xạ và khám mắt.

Biến chứng của co giật mí mắt

Rất hiếm gặp, nhưng co giật mí mắt có thể là triệu chứng của những rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não. Khi co giật mí mắt là hậu quả của những tình trạng này, thì sẽ đi kèm với các triệu chứng khác. Rối loạn não và thần kinh có thể khiến mí mắt co giật bao gồm:

Giác mạc trầy xước không được chẩn đoán cũng có thể gây ra tình trạng co giật mí mắt mãn tính. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị chấn thương mí mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Vết xước giác mạc có thể gây ra tổn thương về mắt vĩnh viễn.

Cách điều trị bệnh co giật mí mắt

Khắc phục tại nhà

Hầu hết các trường hợp mắt bị co giật nhẹ sẽ tự biến mất. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ và cắt giảm tiêu thụ rượu, thuốc lá và cafein. Nếu mắt khô hoặc mắt bị kích thích là nguyên nhân gây co thắt mi mắt nhẹ. Hãy thử nhỏ mắt bằng dung dịch nước mắt nhân tạo (không cần kê đơn).

Tiêm chất gây tê

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra một phương pháp chữa trị nào cho tật giật ở mắt lành tính. Nhưng có một số cách để hạn chế bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Trong đó, phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi nhất cho cả co thắt cơ mắt và toàn bộ mặt là tiêm botulinum toxin (Botox, Dysport, Xeomin).

Sau khi tiêm một lượng nhỏ chất làm tê liệt vào cơ mắt, hiệu quả giảm co thắt sẽ kéo dài khoảng một vài tháng rồi mất dần. Do đó bạn cần điều trị lặp lại.

Dùng thuốc

Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:

Tuy nhiên những thuốc này thường chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn.

Phương pháp thay thế

Các phương pháp điều trị thay thế đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả, bao gồm:

Phẫu thuật

Nếu các lựa chọn điều trị đều không thành công. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một số cơ và dây thần kinh xung quanh mí mắt của bạn.

Phẫu thuật cũng có thể làm giảm áp lực của động mạch lên dây thần kinh mặt – nguyên nhân gây co thắt cơ nửa mặt. Kết quả điều trị phẫu thuật thành công là vĩnh viễn. Nhưng cũng đi kèm với một số nguy cơ rủi ro tương tự như bất kỳ ca phẫu thuật nào.

Các phương pháp phòng ngừa co giật mí mắt

Nếu co giật mí xảy ra thường xuyên, bạn cần ghi nhớ tình trạng này xuất hiện khi nào. Bạn cần lưu ý đến lượng cà phê, thuốc lá và rượu mà mình sử dụng. Cũng như mức độ căng thẳng và chất lượng giấc ngủ trong khoảng thời gian bị co giật mí mắt.

Nếu nhận thấy bạn nhiều khi ngủ không đủ giấc. Hãy cố gắng ngủ sớm trước 30 phút hoặc một giờ để giảm bớt căng thẳng mí mắt và các cơn co giật.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Co giật mí mắt thường không gây đau đớn và không gây hại. Nhưng có thể gây phiền nhiễu tới bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, CGMM có thể là một dấu hiệu sớm của một rối loạn vận động mãn tính. 

Cho nên nếu cơ co giật xảy ra dai dẳng và đi kèm những triệu chứng khác bạn không nên ngó lơ mà bỏ qua. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về co giật mí mắt. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Mắt Sài Gòn 

Exit mobile version