Site icon Medplus.vn

CỎ LÁ TRE – Dược Liệu “quý” chuyên kháng viêm, trị sốt

Giảo cổ lam 3 lá 7 - Medplus

Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ phiền,….Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cỏ lá tre, Đạm trúc diệp, Cỏ lông lợn, Nhả mạy phẻo, Mác pang pầu (Tày), Co tạng pầu (Thái), Sàng cay nua dòi (Dao)

Tên khoa họcLophatherum gracile Brongn.

Họ: Poaceae (Lúa)

1. Đặc điểm dược liệu

Cỏ lá tre và thực vật thân mềm, mọc hoang, có tuổi thọ cao. Thân cây mọc thẳng với chiều cao trung bình khoảng 50 – 100cm. Lá mềm, có hình dạng tựa như lá tre, mọc so le, mặt trên của lá ít lông tơ, mặt dưới nhẵn hơn. Hoa nhỏ, dài, có màu trắng, mọc thành cụm hoa hình bông thưa. Quả có hình thoi. Rễ phình to thành củ, có dạng hình chùm.

Thời điểm cỏ lá tre ra hoa thường dao động từ tháng 7 đến 11 hằng năm.

2. Phân bố

Cỏ lá tre thường sinh trưởng và phát triển tốt tại những vùng đất ẩm ướt, có nhiều ánh sáng, chủ yếu ở trong rừng, bìa rừng, ven sông suối, đồng ruộng. Loại cỏ này không chỉ phân bố nhiều ở nước ta mà còn được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ và Malaysia.

3. Bộ phận dùng

Sử dụng toàn bộ các bộ phận của cỏ lá tre để bào chế thành thuốc.

4. Thu hái

Thu hái thân cây còn non và lá quanh năm. Nhưng thời điểm thu hoạch mang lại năng suất cao là vào mùa hè, trước khi hoa nở.

5. Chế biến

Sau khi thu hoạch, đem tất cả cỏ lá tre rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ lớp đất cát, tạp chất và một số vi khuẩn bám quanh cây. Sau đó thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô trong bóng râm cho héo dần.

6. Bảo quản

Bảo quản dược liệu đã khô ở trong bao bì kín và cất trữ ở nơi thoáng mát, tránh vị trí dễ ẩm ướt.

Công dụng và Liều dùng

1.Tính vị

Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn.

2. Thành phần hóa học

Trong cỏ lá tre có chứa các thành phần như: taraxerol, arundoin, cylindrin,… Ngoài ra, trong loại thảo dược này còn chứa các acid hữu cơ và một số loại đường.

3. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại

Chưa có tài liệu nào cập nhật về thông tin này.

Theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền

+ Công dụng: Cỏ lá tre có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu và trừ phiền.

+ Chủ trị: Trong Đông y, công dụng của cỏ lá tre được ghi nhận trong những trường hợp sau;

4. Cách dùng và liệu lượng

+ Liều dùng: Dùng 10 – 15gr/ ngày. Liều lượng có thể gia giảm tùy vào từng đối tượng, mức độ bệnh lý hay bài thuốc cụ thể.

+ Cách dùng: Có thể dùng độc vị cỏ lá tre hoặc kết hợp cùng với các nguyên liệu khác được điều chế ở dạng thuốc sắc.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị sốt có khát nước, trẻ em bị sốt cao

2. Bài thuốc chữa viêm hầu, viêm nhiệt miệng, đau mồm, giảm niệu

3. Bài thuốc chữa chứng đái ra máu

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Để phòng ngừa một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra, người sử dụng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version