Site icon Medplus.vn

CỎ LÀO – Dược liệu Kháng Khuẩn, Chống Viêm hiệu quả mà bạn nên biết

16 cay co lao1 - Medplus

Cỏ Lào luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cỏ lào, Cây bù xích, Cây cộng sản, Chùm hôi, Yên bạch, Bớp bớp, Nhả nhật (Tày), Cây việt minh, Pảng pình (K’ho), Blây suôn (Bana), Muồng mung phiu (Dao)

Tên khoa học: Eupatorium odoratum L.

Tên đồng nghĩa: Chromolaena odorata (L.) R. King & H. Robins.

Họ: Asteraceae (Cúc)

1. Đặc điểm dược liệu

Đây là một loại cây thảo mọc thành bụi. Khi trưởng thành cây có thể cao từ 0,5 – 2m hoặc hơn tùy thuộc vào dinh dưỡng đất trồng. Cành của cây thường mọc ngang và có lớp lông mịn ở thân. Lá cây thường mọc đối xứng, lá có hình trái xoan nhọn và mép lá có răng. Cuống lá dài từ 1 – 2cm và có 3 gân chính.

Hoa của loài thảo dược này thường nở thành từng cụm và xếp thành ngù kép. Thông thường mỗi cụm hoa sẽ có bao chung gồm nhiều lá bắc và xếp thành 3- 4 hàng. Hoa thường nở vào cuối mùa đông hoặc đầy mùa xuân. Ban đầu hoa sẽ óc màu xanh phớt hoặc tím nhạt khi mới nở. Sau một thời gian hoa sẽ chuyển sang màu trắng. Quả có hình thoi, có 5 cạnh và một lớp lông bao bên ngoài.

2. Đặc điểm phân bố

Đây là một loài cây ưa sáng, sinh trưởng được trong điều kiện khí hậu khô hanh. Nguồn gốc ban đầu của loài cây này là phân bố ở vùng nhiệt đới bản địa tại Caribe và Bắc Mỹ. Sau đó di thực sang vùng nhiệt đới ở châu Á và Tây Phi cùng một phần ở Úc. Nó mọc chủ yếu ở những bãi hoang, vùng thảo nguyên hoặc tại các bìa rừng.

Tại Việt Nam, loài cây này được xuất hiện nhiều nhất vào năm 1935 cùng với phong trào cộng sản. Bởi vậy mà loài cây này còn được gọi với cái tên cộng sản. Hiện nay nó xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

3. Bộ phận dùng

Toàn thân cây Cỏ Lào được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, lá là bộ phận được sử dụng chủ yếu với tên dược là Herba seu Folium Chromolaenae.

4. Thu hái – Sơ chế

Cỏ Lào có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái có thể cắt cả cây để dùng. Cây thường dùng tươi, ngoài ra, có thể phơi khô, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Cây Việt Minh có thể thu hái quanh năm do đó, không cần sơ chế, bảo quản. Tuy nhiên, nếu dùng khô cần bảo quản dược liệu trong hộp kín, đặt nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học dược liệu

Là một trong những loại dược liệu có nhiều công dụng nên các thành phần hóa học có trong cây Cỏ Lào cũng khá đa dạng. Cụ thể là:

Những thành phần tự nhiên này đều khá lành tính. Nếu bạn dùng đúng cách nó sẽ mang đến nhiều lợi ích, giúp cải thiện nhiều triệu chứng bệnh.

2. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Chỉ định điều trị

3. Cách dùng – Liều lượng

Cỏ Lào có thể dùng tươi hoặc khô, có thể dùng uống trong hoặc đắp ngoài đều được.

Liều dùng phụ thuộc vào đơn thuốc và khuyến cáo của thầy thuốc.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Phòng côn trùng, đỉa cắn

Trước khi đi rừng hoặc xuống ruộng, có thể cắt một cành Cỏ Lào, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, bôi xoa khắp chân, đùi, tay hoặc bất cứ nơi nơi cần phòng tránh côn trùng cắn.

2. Chữa máu chảy không ngừng do vắt, đỉa cắn

Vò nát một nắm Cỏ Lào xát vào vùng chảy máu, máu sẽ được cầm ngay lập tức.

3. Chữa xương đau nhức

Sử dụng 8 g Cỏ Lào tươi, 12 g Dây đau xương, sao vàng, sắc lấy nước trong ngày.

4. Điều trị bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng

Sử dụng 12 g Cỏ Lào sắc lấy nước, pha thêm đường, chia thành 3 lần uống trong ngày.

5. Điều trị viêm loét dạ dày

Sử dụng 20 g Cỏ Lào, 30 g lá Khôi, 20 g Dạ cảm, 5 g Tam thất nam, sắc láy nước uống hàng ngày.

6. Trị tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột

Sử dụng 150 g lá Cỏ Lào tươi (lá khô 50 g), hãm nước sôi dùng uống hàng ngày.

7. Điều trị viêm đại tràng

Dùng Cây Việt Minh 20 g, Bạch truật 25 g, Khô sâm 10 g, sắc lấy nước uống hàng ngày.

8. Hỗ trợ điều trị bong gân

Sử dụng 1 nắm Cây Việt Minh, giã nát, bó vào chỗ bị bong gân.

9. Hỗ trợ cải thiện các vết thương ở phần mềm, bầm tím tụ máu do tai nạn

Dùng 1 nắm lá Cỏ Lào giã nát, đắp vào vết thương. Mỗi ngày nên áp dụng phương pháp một lần, duy trì khoảng 3 – 4 ngày. Bài thuốc có tác dụng giảm đau, cầm máu, chống sưng, hạn chế viêm, mủ và giúp vết thương lành lại nhanh chóng.

10. Chữa các vết xước ở mắt hoặc loét giác mạc

Sử dụng ngọn Cỏ Lào và 50 g lá non, rửa thật sạch, giã nát trong cối và chày sạch. Sử dụng 2 miếng gạc để chia thuốc thành 2 phần bằng nhau. Đặt thuốc vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp trong 15 phút. Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thủy 30 phút.

Khi dùng cần rửa mắt sạch với nước muối 2% đun sôi, để nguội. Sau đó đặt bông thuốc Cỏ Lào lên mắt, băng lại, nằm ngửa nghỉ ngơi. Sau 12 giờ thì thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ sau 24 giờ sẽ khỏi.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Cỏ Lào có chứa độc tính nhẹ, do đó, sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc Cỏ Lào bao gồm đau đầu, buồn nôn (nôn), chóng mặt.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version