Cỏ Nến luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Cỏ nến, Bồ thảo, Hương bồ thảo, Bồ hoàng
Tên khoa học: Typha angustifolia L.
[elementor-template id="263870"]
Họ: Typhaceae (Hương bồ)
1. Đặc điểm dược liệu
Cây cỏ nến là một thứ cỏ cao từ 1,5-3m, có thân rễ. Lá dài, hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, hợp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm, nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc bởi những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn. Quả nhỏ, hình thoi, khi chín nở theo chiều dọc.
2. Bộ phận dùng
Phấn hoa – Pollen Typhae, thường có tên là Bồ hoàng.
3. Phân bố
Cỏ Nến thường mọc hoang ở nơi đầm lầy, ẩm ướt. Cây được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Cỏ Nến được tìm thấy ở Lào Cai (Sapa), Hà Nội (huyện Gia Lâm). Cỏ Nến ít khi được tìm thấy ở các tỉnh phía Nam.
4. Thu hái – Sơ chế
Thu hái hoa Cỏ Nến vào tháng 4 – 6 hàng năm. Khi thu thì cắt phần trên của hoa (phần hoa đực).
Thu hái, mang hoa về phơi khô. Nếu trời râm mát thì khi phơi cần tán đều, tránh ủ nóng làm biến chất dược liệu. Sau khi phơi khô thì giã nát, dùng cối nghiền, sàng lọc phần lông và tạp chất. Lại rây là lọc mịn để lấy phần bột nhỏ, phơi khô, bảo quản dùng dần.
5. Bảo quản
Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.
Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị
Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
2. Thành phần hóa học
Hạt phấn Bồ hoàng có 30% là chất béo. Trong đó thành phần chính là Isorhamnetin và Acid Palmitic. Ngoài ra, Bồ hoàng cũng chứa 10 – 30% chất mỡ, khoảng 13% chất Xitosterin.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
- Bồ hoàng có tác dụng cầm máu.
Theo y học cổ truyền
- Hành, hoạt ứ, lợi tiểu, khi sao đen có thể thu về sáp cầm máu.
Bồ hoàng chủ trị
Trị thống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc Rong kinh sau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu.
4. Cách dùng – Liều lượng
Bồ hoàng có thể dùng sống để tiêu viêm, tán ứ, lợi tiểu, hành huyết. Khi sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Liều lượng khuyến cáo: 3 – 9 g mỗi ngày.
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh máu chảy không dứt
Sử dụng Bồ hoàng sao cháy, lá Lốt tẩm nước muối sao qua, tán nhỏ, gia thêm mật làm thành viên hoàn kích thước bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng uống 30 viên với nước cơm.
2. Chữa rong kinh, băng huyết
Dùng Bồ hoàng, A giao, Bạch giao, Mạch môn, Sa tiền tử, Xích phục linh, Nhân sâm, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn, sắc thành thuốc, dùng uống.
3. Điều trị chảy máu nhiều do vết thương hở, người bệnh ngất lịm mất ý thức
Sử dụng nửa lượng Bồ hoàng uống với rượu nóng.
4. Chữa xuất huyết tử cung
Dùng Bồ hoàng sao cháy thành than, Liên phòng sao cháy thành than, mỗi vị 15 g, sắc thành thuốc, dùng uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thì gia thêm 30 g Hoàng kỳ, 24 g Đảng sâm, sắc thành thuốc, dùng uống.
5. Điều trị xuất huyết tiêu hóa
Sử dụng Bồ hoàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa canh sắc uống, mỗi ngày uống 3 lần.
6. Chữa ứ huyết do bế kinh, hậu sản chảy máu không ngừng, đau ở vùng bụng dưới
Dùng Bồ hoàng, Ngũ linh, mỗi vị đều 9 g, tán mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng uống 6 g với rượu nóng, ngày uống 2 lần.
7. Chữa ứ huyết thành cục ở bụng dưới
Sử dụng Bồ hoàng 3 lượng, dùng uống với nước cơm.
8. Chữa các bệnh lý thuộc máu huyết sau sinh
Sử dụng Bồ hoàng sao đen, Đậu đen sao, Càn khương sao đen, Đương quy, Ngưu tất, Xuyên khung, Sinh địa, Trạch lan, sắc thành thuốc, dùng uống.
9. Trị máu mũi chảy nhiều
Sử dụng Bồ hoàng và Thanh đại mỗi vị 4 g, dùng uống.
10. Hỗ trợ cầm máu
Sử dụng Bồ hoàng 5 g, Cam thảo 2 g, Cao ban long 4 g, sắc cùng 600 ml nước đến khi còn 200 ml là được. Chia thành 2 – 3 lần dùng uống trong ngày.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Người âm hư, không bị ứ huyết không đường dùng vị thuốc Bồ hoàng.
Cần phân biệt với cây Cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) và vị thuốc Thạch xương bồ hay Xương bồ, dược liệu cũng được gọi là Bồ hoàng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam