Site icon Medplus.vn

Có nên cho con bú sữa người khác không?

Có nên cho con bú sữa người khác không?

Có nên cho con bú sữa người khác không?

Nhiều mẹ do không đủ sữa cho con thường hay xin sữa mẹ khác cho con bú. Vậy có nên cho con bú sữa người khác trong trường hợp này hay không?

Cho con bú sữa người khác là thế nào?

Nhiều mẹ thường đánh đồng sữa của người khác là “sữa mẹ” nhưng trên thực tế, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn. “Sữa mẹ” thường dùng để chỉ sữa từ chính mẹ của trẻ. Trong khi đó, sữa của người khác trong y khoa thường được gọi là “human milk” hoặc “donor human milk”, dịch ra tiếng Việt là “sữa người”. Lý do chính là dẫn đến sự khác biệt này đó là vì sữa từ người không đơn thuần là một loại thức ăn mà còn là dịch cơ thể.

Vì là một loại dịch của cơ thể, nến giống như các loại dịch khác của con người như: máu, nước bọt, mồ hôi, sữa từ người khác cho cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Nếu các mẹ cho sữa bị các bệnh nhiễm trùng, HIV, viêm gan siêu vi B hay uống các loại thuốc kê đơn đặc biệt, những trẻ uống sữa từ các mẹ đó có thể bị lây nhiễm hoặc ảnh bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất và đóng gói sữa, nếu không cẩn thận, sữa từ người khác có thể bị nhiễm bẩn, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Đó chính là lý do ở nhiều nước tiên tiến có Ngân hàng Sữa mẹ để kiểm soát vấn đề này.

Quy chuẩn của Ngân hàng Sữa mẹ

Chính vì những nguy cơ trên, các Ngân hàng Sữa mẹ chính thống đều có những quy tắc kiểm soát rất chặt chẽ bao gồm:

  • Những người cho sữa phải tham gia tầm soát bệnh và các chất kích thích bao gồm: làm các xét nghiệm về các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, giang mai; làm xét nghiệm tầm soát các hóa chất đặc biệt trong máu, nước tiểu.
  • Người cho phải bảo đảm phải làm đúng quy trình vắt sữa, bỏ sữa vào túi trữ sữa vô trùng và bảo đảm vệ sinh. Sữa được cho phải được trữ động trong vòng một thời gian nhất định.
  • Tiệt trùng sữa người cho: Quá trình tiệt trùng bằng nhiệt này cũng thực hiện giống như quá trình tiệt trùng sữa bò. Chính vì thế, sữa ở ngân hàng sữa sẽ mất đi những giá trị về cung cấp miễn dịch, các enzymes,..v.v cho trẻ so với sữa mẹ được bú trực tiếp.
  • Những thông tin về người cho sữa như thời gian lấy, đóng gói, trữ thế nào đều phải được lưu trữ cẩn thận.
  • Đảm bảo việc trữ đông sữa người cho phải ở điều kiện tối ưu nhất theo hướng dẫn cụ thể. Quá trình vận chuyển và rã đông sữa người cũng phải đảm bảo quy định nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ lây nhiễm khác.

Có nên cho con bú sữa người khác

Với các điều kiện khắt khe như trên, việc có thể vận hành một ngân hàng sữa mẹ là không hề đơn giản. Giá thành của sữa người ở nước ngoài cũng vì thế mà khá là cao. Thông thường, chỉ những em bé sinh non hoặc cực non, cần nằm điều trị Hồi sức sơ sinh hoặc mắc bệnh lý lạ mới được các bác sĩ nước ngoài ưu tiên cho việc sử dụng sữa người.

FDA – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ mới đây đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng sữa người cho trẻ. Theo đó, FDA khuyến cáo không nên cho bé uống sữa người từ những nguồn liên hệ trên mạng vì có thể mang lại nhiều nguy cơ cho trẻ nhỏ.

FDA khuyến cáo rằng nếu mẹ có ý định sử dụng sữa người không từ ngân hàng sữa thì nên tham khảo nhân viên y tế. Trên thực tế, ở các bệnh viện sản Việt Nam, các nhân viên y tế đều có hướng dẫn mẹ cho con bú ngay sau khi sinh. Trong trường hợp, mẹ đã làm mọi cách mà vẫn không có sữa cho con bú, mẹ có thể dùng sữa người từ những nguồn đảm bảo, có tầm soát bệnh tật để đảm bảo an toàn cho con.

Tóm lại, nếu mẹ muốn sử dụng sữa người khác cho con của mình thì nên cân nhắc những lưu ý trên trước khi cho trẻ uống. Việc mẹ biết rõ thông tin cá nhân của người cho sữa không đồng nghĩa với việc sữa đó sẽ an toàn để cho trẻ uống.

Mong rằng qua, qua bài viết này, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên cho con bú sữa người khác hay không?” để từ đó có quyết định đúng đắn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version