Site icon Medplus.vn

Có nên cho gia vị vào thức ăn dặm không?

Có nên cho gia vị vào thức ăn dặm không?

Có nên cho gia vị vào thức ăn dặm không?

Khi nấu đồ ăn cho bé ăn dặm, nhiều bố mẹ nghĩ rằng cần phải nêm nếm gia vị để tăng hương vị cho món ăn, giúp trẻ ăn ngon hơn và nhiều hơn. Vậy có nên cho gia vị vào thức ăn dặm không?

Ăn dặm là gì?

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, độ tuổi thích hợp nhất và tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng tuổi. Ăn dặm là giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn có bổ sung các loại thức ăn khác từ dạng lỏng, sệt, đến lợn cợn rồi dạng miếng. Do đó, bố mẹ không nên quá vội vã ở giai đoạn này của trẻ. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn và thực hiện từ từ để tạo cơ hội cho trẻ làm quen và thích ứng dần với các loại thức ăn mới.

Có nên cho gia vị vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi?

Nhiều bố mẹ, ông bà cho rằng thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ là việc nên làm để giúp món ăn hấp dẫn hơn, trẻ ăn ngon miệng hơn, từ đó dễ ăn và ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm. Các bác sĩ và chuyên gia đã khuyến cáo bố mẹ, ông bà không nên nêm muối hay bất kỳ loại gia vị nào vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi.

Muối vẫn là thành phần cần thiết đối với cơ thể trẻ để phục vụ cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, lượng muối cơ thể trẻ nhỏ cần mỗi ngày là rất nhỏ. Đặc biệt, trong sữa mẹ đã có chứa lượng muối vừa đủ với nhu cầu hoạt động của cơ thể trẻ. Do vậy, đối với những trẻ dưới 1 tuổi và đang trong quá trình ăn dặm, bố mẹ không nên nêm muối hoặc các loại gia vị vào món ăn dặm của con. Nếu các món ăn của trẻ có nhiều gia vị, cơ thể con sẽ phải nhận nhiều hơn lượng muối cần thiết.

Có nên cho gia vị vào thức ăn dặm không?

Những nguy cơ có thể xảy ra nếu trẻ nạp vào cơ thể quá nhiều muối

Nếu thường xuyên ăn mặn và cơ thể nạp vào quá nhiều muối trong thời gian dài, trẻ sẽ có khả năng cao mắc các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, suy thận, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Hơn nữa, việc này còn hình thành thói quen ăn mặn cho trẻ khi lớn lên, từ đó, trẻ sẽ càng có nguy cơ phải đối mặt với những căn bệnh nêu trên khi trưởng thành.

Bố mẹ cần lưu ý những gì khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ?

Câu hỏi đặt ra của nhiều bố mẹ là: “Khi nào nên cho trẻ ăn gia vị?”. Trên thực tế, bố mẹ có thể bắt đầu thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Trong quá trình nấu đồ ăn dặm cho trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý:

  • Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, bố mẹ có thể bổ sung muối vào đồ ăn của trẻ nhưng chỉ nên cho rất ít. Tổng lượng muối bổ sung cho trẻ (trong nước mắm hay bột canh) chỉ nên tối đa 2,3 gam mỗi ngày.
  • Nếu trong quá trình nấu đồ ăn dặm, bố mẹ nếm thấy vừa miệng mình, điều đó có nghĩa là đồ ăn bị mặn so với trẻ. Do đó, bố mẹ cần lưu ý thêm lượng gia vị mắm, muối vừa phải vào các món ăn cho trẻ. Bố mẹ ăn thử thấy nhạt một chút có nghĩa là món ăn đó có vị vừa phải với con.
  • Bố mẹ có thể thay thế nước mắm hoặc muối bằng phô mai để thêm vào bát ăn dặm của trẻ để món ăn thêm thơm, ngậy và không quá nhạt.

Bố mẹ nên hình thành thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh cho trẻ từ nhỏ để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho con. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ câu trả lời hữu ích cho câu hỏi: “Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị không?”

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version