Site icon Medplus.vn

Có nên mớm thức ăn cho trẻ không?

Có nên mớm thức ăn cho trẻ không?

Một thói quen khá phổ biến, đặc biệt là với những người từ thế hệ trước, là nhai mớm thức ăn cho trẻ nhỏ. Họ cho rằng việc này sẽ giúp thổi cho thức ăn nhanh nguội, đồng thời khiến thức ăn trở nên mềm hơn, trẻ dễ ăn hơn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là hành vi xấu và cần phải loại bỏ vì nó tiềm ẩn nhiều mối hiểm nguy hơn rất nhiều so với hình dung của người lớn. Vậy có nên mớm thức ăn cho trẻ hay không?

Tại sao nhiều người mớm thức ăn cho trẻ?

Trong xã hội ngày nay, nhiều thói quen chăm sóc trẻ nhỏ đã thay đổi nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, hành vi nhai nhớm thức ăn cho trẻ đôi khi vẫn còn diễn ra. Nhiều người cho rằng, nhai mớm như vậy sẽ giúp thức ăn mềm hơn, bớt nóng hơn và trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ trở thành “nạn nhân” của hành vi này.

Tại sao bố mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ?

Trên thực tế, 1ml nước bọt chứa tới hơn 100 triệu vi khuẩn. Do vậy, việc người lớn mớm thức ăn cho trẻ có thể nguy hiểm hơn rất nhiều so với hình dung của ông bà, bố mẹ.

Nhiều người nghĩ rằng nhai mớm thức ăn cho trẻ là việc hết sức bình thường và lấy dẫn chứng từ thói quen mớm thức ăn của các cụ thời xưa. Tuy nhiên, kiến thức y khoa thời nay đã tiên tiến hơn rất nhiều, nên có những việc được coi là bình thường trong quá khứ nhưng thực chất lại có thể đem lại nguy hiểm. Sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu, các bác sĩ và chuyên gia đã chứng minh rằng nhai mớm thức ăn cho trẻ là việc không nên làm.

Có nên mớm thức ăn cho trẻ không?

Dưới đây là một vài bệnh điển hình mà trẻ có thể vô tình mắc phải nếu bố mẹ vẫn giữ thói quen mớm thức ăn cho con:

1. Hắt hơi, sổ mũi

Trên thực tế, bố mẹ thường không quan tâm khi mình bị hắt hơi hay sổ mũi nhẹ. Tuy nhiên, những việc này đối với trẻ nhỏ lại là cả một vấn đề. Vì vậy, bố mẹ có thể vô tình lây nhiễm mầm bệnh sang trẻ trong mỗi lần nhai mớm như vậy.

2.Tiêu chảy

Trong trường hợp người lớn bị tiêu chảy nhưng chưa rửa tay sạch trước khi chạm vào người trẻ nhỏ, thậm chí ôm hôn, mớm thức ăn cho trẻ, nguy cơ trẻ bị lây nhiễm bệnh tiêu chảy là rất cao.

3. Loét và ung thư dạ dày

Hơn nữa, hành vi ôm hôn, mớm cơm cho trẻ còn có thể làm lây truyền vi khuẩn gây loét và ung thư dạ dày (virus HP). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 96% trẻ em dưới 8 tuổi ở Việt Nam bị nhiễm HP. Hay nói cách khác, trong 100 trẻ em Việt Nam ở độ tuổi này thì chỉ có chưa đầy 4 trẻ là không nhiễm virus HP.

4. Nhiễm siêu vi HPV

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, HPV có thể gây ra hơn 6 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư hầu họng và thực tràng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam.

Ngoài ra còn có rất nhiều các loại virus khác có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ khi được người lớn mớm thức ăn, ví dụ như enterovirus, cytomegalovirus, viêm gan, lỵ amíp… Một nghiên cứu tại Mỹ thậm chí còn chứng mình rằng nếu bố mẹ bị nhiễm HIV mớm thức ăn cho trẻ, con cũng có thể bị lây HIV.

Như vậy, khi mớm thức ăn cho trẻ, bố mẹ đã “gửi” thêm cho con hơn 100 triệu vi khuẩn/ml nước bọt và làm tăng nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version