Site icon Medplus.vn

Có nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng không?

Có nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng không?

Có nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng không?

Có nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng không là thắc mắc của rất nhiều ba mẹ khi thấy trên da con xuất hiện các vết phát ban và bọng nước, triệu chứng đặc trưng của bệnh. Thế nhưng, làn da nhạy cảm của bé trong thời điểm này rất cần được giữ sạch sẽ nên ba mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để chăm sóc con hợp lý hơn.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi rút, thường do vi rút Coxsackie gây ra. Đây là bệnh khá nhẹ, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây. Bé mắc bệnh sẽ có dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện vết loét trong miệng và phát ban trên bàn tay và bàn chân, quanh hậu môn… Những triệu chứng ngoài da này có thể khiến ba mẹ lo lắng không dám tắm, rửa cho bé nhưng thật ra, việc vệ sinh cho trẻ khi trẻ bị tay chân miệng là rất cần thiết.

Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Để nhận biết bé có đang bị tay chân miệng hay không để chăm sóc đúng cách hơn, ba mẹ cần nắm rõ triệu chứng bệnh. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra một số hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Bé tỏ ra mệt mỏi
  • Có vết thương đau, đỏ, có bọng nước trên lưỡi, nướu và bên trong má
  • Phát ban đỏ, không ngứa nhưng có thể có bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông
  • Khó chịu (ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi)
  • Chán ăn

Thông thường, khoảng thời gian từ khi nhiễm trùng cho đến khi bắt đầu có các triệu chứng (thời kỳ ủ bệnh) là từ 3 – 6 ngày. Trẻ bị tay chân miệng thường sẽ sốt, sau đó là đau họng và có thể sẽ chán ăn và mệt.

Sau khi sốt từ 1 hoặc 2 ngày, bé có thể sẽ có các vết loét đau ở phía trước miệng hoặc cổ họng. Sau đó từ 1 hoặc 2 ngày, bé có thể gặp tình trạng phát ban trên bàn tay, bàn chân và có thể ở mông, quanh hậu môn.

Những dấu hiệu ngoài da này có thể khiến ba mẹ lo lắng, băn khoăn rằng trẻ bị chân tay miệng có được tắm không vì sợ vết thương gặp nước sẽ nặng thêm. Thực tế, khoảng thời gian bị tay chân miệng là lúc làn da của bé cần được giữ sạch sẽ nhất.

Có nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng không?

Có nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng không?

Mặc dù trẻ bị tay chân miệng sẽ bị mụn nước và phát ban trên cơ thể nhưng ba mẹ không nên vì vậy mà kiêng tắm cho bé. Nếu không vệ sinh cơ thể cho bé đúng cách và sạch sẽ, các loại vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, sức đề kháng của bé cũng sẽ cao hơn khi cơ thể được sạch sẽ, từ đó sẽ dễ dàng chống lại vi rút gây bệnh hơn.

Khi tắm cho bé, ba mẹ có thể thử một số cách sau để giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn:

  • Thêm muối Epsom và tinh dầu oải hương vào nước tắm cho bé. Muối Epsom sẽ giúp sát khuẩn còn tinh dầu oải hương giúp da lành nhanh hơn.
  • Pha dầu dừa vào nước tắm cho bé vì dầu dừa có tính kháng vi rút và làm dịu da. Bạn cũng có thể xoa dầu dừa trực tiếp lên da bé.
  • Tránh làm vỡ mụn nước trên da bé.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách

Thông thường, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Thế nhưng những triệu chứng này có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc. Vậy nên, bên cạnh việc vệ sinh cơ thể cho bé, ba mẹ có thể thử một số cách giúp con bớt khó chịu do các vết thương trên da và trong miệng như sau:

  • Cho con ngậm hoặc ăn đồ lạnh như đá bào, sinh tố hoặc kem.
  • Cho con uống đồ uống lạnh, chẳng hạn như sữa lạnh hoặc nước đá.
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda.
  • Tránh thức ăn mặn hoặc cay.
  • Ăn thức ăn mềm, không cần nhai nhiều.
  • Súc miệng bằng nước ấm sau khi ăn. Nếu trẻ đã đủ lớn để súc miệng mà không nuốt nước súc miệng, bạn có thể cho con dùng nước muối ấm để làm dịu vết thương. Bạn có thể cho trẻ súc miệng nhiều lần trong ngày để giúp giảm đau và viêm loét miệng, họng.

Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không là băn khoăn của nhiều ba mẹ khi thấy con bị phát ban và nổi mụn nước trên da. Thế nhưng, giai đoạn này là lúc con cần được giữ vệ sinh kỹ nhất. Nếu được vệ sinh cơ thể và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng bệnh tay chân miệng sẽ nhanh khỏi và bớt gây khó chịu cho bé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version