Site icon Medplus.vn

Hàm duy trì là gì? Có nhất thiết phải đeo hàm duy trì không? [Góc giải đáp]

Hàm duy trì là gì? Có nhất thiết phải đeo hàm duy trì không? [Góc giải đáp]

Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng và đạt được mục tiêu thẩm mỹ mong muốn, bạn cần phải sử dụng hàm duy trì để giữ cho răng luôn đều và đẹp. Vậy phải đeo hàm duy trì như thế nào mới hiệu quả? Hàm duy trì có mấy loại và nên chọn loại nào?

Trong bài viết này, MedPlus mời bạn cùng tìm hiểu về các vấn đề nêu trên để có câu trả lời chính xác nhất.

Hàm duy trì là gì? Có cần phải đeo hàm duy trì không?

Hàm duy trì được làm từ nhựa hoặc kim loại và được thiết kế riêng biệt cho từng người. Dụng cụ này được dùng để giữ cho răng thẳng đều và thường sử dụng trong lúc niềng răng hoặc sau khi hoàn tất quá trình niềng răng nhằm ngăn chặn tình trạng răng dịch chuyển trở về vị trí cũ.

Việc đeo hàm duy trì là rất cần thiết vì nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cố định kết quả của quá trình chỉnh nha. Bạn sẽ cần phải đeo hàm duy trì với tần suất 24/7 trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào đề xuất của nha sĩ.

Hàm duy trì có mấy loại?

Hiện nay, hàm duy trì được chia thành loại có thể tháo rời và loại cố định, mỗi loại sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng răng và nhu cầu, nha sĩ sẽ thiết kế loại hàm duy trì phù hợp với bạn nhất.

Hàm duy trì tháo lắp

a. Hàm duy trì tháo lắp trong suốt

Hàm duy trì tháo lắp trong suốt được làm từ nhựa trong suốt và được thiết kế vừa khít với răng của bạn. Đây là loại hàm duy trì được nhiều người sử dụng vì tính thẩm mỹ cao, thoải mái khi sử dụng. Loại hàm duy trì trong suốt này rất dễ bị nhầm lẫn với dụng cụ niềng răng mắc cài trong suốt (invasalign) vì vẻ ngoài khá giống nhau. Điểm trừ của loại này là đối với trường hợp người mắc phải tình trạng nghiến răng, họ sẽ gặp khó khăn vì loại hàm duy trì này có thể bị mòn do chuyển động nghiến răng lặp đi lặp lại.

b. Hàm duy trì Hawley

 

Hàm duy trì Hawley là loại truyền thống được làm từ nhựa hoặc acrylic cho phần vòm miệng trên và dây kim loại cho răng, được thiết kế riêng biệt dựa vào cấu trúc răng. Ưu điểm của loại này là bền và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là khá khó chịu trong thời gian đầu và có thể ảnh hưởng đến cách phát âm của bạn. Nhưng cảm giác khó chịu này sẽ biến mất khi đã quen dần với loại chúng. Thêm một điểm trừ nữa là loại hàm này cũng không có tính thẩm mỹ cao vì khá cồng kềnh và dễ gây chú ý hơn các loại hàm duy trì khác.

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định là loại hàm làm bằng dây kim loại được cố định bằng keo vào mặt sau của răng (răng nanh). Không giống như loại hàm duy trì tháo lắp, loại này thường được dùng cho hàm dưới. Nó mang lại hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao, tồn tại vĩnh viễn vì được gắn chặt vào răng.

Nhưng loại hàm này có thể sẽ gây khó chịu vào thời gian đầu và rất khó làm sạch. Các răng cửa hàm dưới có xu hướng tích tụ nhiều mảng bám và vôi răng hơn. Theo thời gian, những mảng bám và vôi răng này có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… Vì vậy, hãy giữ vệ sinh cho răng miệng, đặc biệt là phần hàm dưới cẩn thận mỗi ngày.

Thêm một nhược điểm khác nữa là người dùng cần hạn chế cắn những vật cứng để giảm thiểu nguy cơ hàm duy trì bị gãy và cong. Khi gặp phải vấn đề này, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của nha sĩ ngay lập tức. Nếu hàm duy trì cố định bị gãy và không được chỉnh sửa, răng bạn sẽ dần trở lại vị trí trước khi niềng. Vì thế để đề phòng trường hợp bị gãy hay hỏng, nên dự trù sẵn 2 loại hàm duy trì để kịp thời thay đổi.

Cách vệ sinh hàm duy trì hiệu quả

Cách vệ sinh hàm duy trì tháo lắp

Để giữ cho hàm duy trì được sạch sẽ, hãy tuân thủ những điều sau:

  • Làm sạch hàm duy trì bằng nước ấm sau khi tháo. Vệ sinh ngay sau khi ăn sẽ giúp thức ăn không đóng cặn trên hàm duy trì
  • Hãy mua nước ngâm chuyên dụng
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng dịu nhẹ để chà chúng 1 lần/ngày. Lưu ý chọn loại kem đánh răng phù hợp vì nhiều loại kem đánh răng có tính mài mòn, có thể làm xước hàm duy trì. Nếu không chắc chắn hãy nhờ đến sự tư vấn của nha sĩ trong việc chọn kem đánh răng
  • Hãy dùng tăm bông sạch nhúng vào nước để làm sạch những mảnh vụn thức ăn bị kẹt, tuyệt đối không được đun sôi.

Cách vệ sinh hàm duy trì cố định

Chính vì tính cố định mà loại hàm này sẽ nằm trong chế độ vệ sinh răng hằng ngày. Việc dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và đánh răng cẩn thận, kỹ càng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám tích tụ và các mảnh thức ăn xung quanh hàm duy trì cố định.

Việc dùng chỉ nha khoa cho hàm duy trì cố định là một thách thức lớn. Hãy học ngay mẹo dùng chỉ nha khoa sau:

  • Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài vừa phải và luồn nó vào giữa hai răng cửa hàm dưới. Dùng tay quấn một đầu chỉ nha khoa phía bên trong miệng và tay khác quấn đầu chỉ bên ngoài miệng
  • Khi đã cố định chắc chắn 2 đầu sợi chỉ, dùng tay kéo nhẹ để căng sợi chỉ giữa kẽ răng. Nhẹ nhàng nâng và hạ sợi chỉ dọc răng, đừng bỏ qua phần nướu
  • Thực hiện động tác này nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương đến phần nướu
  • Tiếp tục vệ sinh những kẽ răng tiếp theo

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã trả lời cho câu hỏi hàm duy trì có mấy loại và hướng dẫn cách giữ vệ sinh cho từng loại hàm khác nhau. Để có một hàm răng chắc khỏe, đều và đẹp thì ngoài việc giữ vệ sinh, bạn hãy đeo chúng đúng số giờ chỉ định của nha sĩ.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Retainers for Teeth: What Are They and Why Wear Them?

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version