Site icon Medplus.vn

Cỏ thiên thảo: Từ loài thực vật mọc hoang cho đến bài thuốc dân gian giúp cầm máu, chữa bệnh

Cỏ thiên thảo

Cỏ thiên thảo

A. Thông tin về Cỏ thiên thảo

Trong dân gian, Cỏ thiên thảo còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Sơn kiểm, Thiên thảo, Phòng phong thảo, Hy kiểm, Thổ hoắc hương. Mọc rộng rãi ở nước ta nói riêng và một số nước ở Châu Á nói chung, loài cây này từ lâu đã được khai thác làm thuốc điều trị bệnh hiệu quả.

Tên khoa họcAnisomeles indica (L.) Kuntze

Tên đồng nghĩa: Nepeta indica L.

Họ: Lamiaceae (Bạc hà).

1. Mô tả cây

Cỏ thiên thảo

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang dại ở khắp nơi trong nước ta. Ngoài ra, cỏ thiên thảo còn được tìm thấy có mọc ở nhiều nước nhiệt đới châu Á.

Thu hái, chế biến: Người ta thường hái bộ phận trên mặt đất, dùng tươi, phơi hoặc sấy khô. Không có chế biến gì đặc biệt.

3. Thành phần hoá học

Theo các ghi chép, Hồ Đắc Ân và cộng sự (1963, Bull Soc Chim Fr 1922) đã chiết được từ lá cỏ thiên thảo một chất có tinh thể độ chảy 148-150,có công thức thô C20H24O4, sau đó đặt tên là ovatodiolide.

Năm 1965, H.Immer và cộng sự (Tetrahedron 21,211, 7-2131) đã xác định chất ovatodiolide có một nhân vòng tới 14 cacbon, 4 nối kép và là một dilacton.

4. Tác dụng dược lý

Năm 1963, Hồ Đắc Ân và Bửu Hội (1969 Therapie, XXIV, 627-631) đã nghiên cứu một số tác dụng dược lý của cỏ thiên thảo và đã đi tới kết luận là cho chuột uống ovatodiolide với liều cao (250mg – 750mg/kg) có tác dụng kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan (cholesretique), hàm lượng nước trong mật không thay đổi.

Trong thực nghiệm, ovatodiolide không có tác dụng giảm co thắt cũng không có tác dụng kháng sinh rõ rệt.

B. Công dụng và liều dùng

Theo nghiên cứu, cỏ thiên thảo mới được sử dụng trong phạm vi nhân dân.

Dân tộc miền núi vùng Nha Trang dùng lá và cây sắc uống chữa đau bụng.

Tại Ấn Độ và Philipin, cây Anisomeles malabarica được dùng chữa đau bụng và chữa sốt cơn. Tinh dầu cây A. malabarica được dùng xoa bóp chữa thấp khớp, đau nhức.

Cây còn được dùng làm thuốc xông cho ra mồ hôi.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version