Site icon Medplus.vn

Cơm Rượu – dược liệu quý với công năng “Khu phong, trừ thấp” mà bạn nên biết

10 com ruou 2 - Medplus

Cơm Rượu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cơm rượu, Bưởi bung

Tên khoa học: Glycosmis pentaphylla (Retz.) Correa

Tên đồng nghĩa: Limonia pentaphylla Retz.

Họ: Cam (Rutaceae)

1. Đặc điểm thực vật

Cơm rượu là một loại cây nhỏ mọc thành bụi với chiều cao có thể lên tới 4 – 5m. Cành cây có màu lục pha với tím đỏ. Lá chét dày, không lông và có thể dài tới 30cm. Thường có 1 – 5 lá chét hình mác thuôn, dài khoảng 6 – 16cm và rộng 2 – 5cm, mọc so le, ít khi mọc đối. Mép lá nguyên hay có răng cưa không rõ, phần gốc tròn, phần đầu nhọn. Mặt trên lá bóng nhẵn còn mặt dưới có màu vàng nhạt.

Cụm hoa mọc thành từng chùm tán ở đầu cành và ngắn hơn lá. Hoa nhỏ màu trắng, lá đài 5, hình tròn, rất ngắn. Phần cánh hoa thuôn nhẵn, nhị 10 và trong đó có 5 cái dài gần bằng cánh hoa, phần bầu nhẵn có 5 ô. Quả mọng có hình cầu, khi chín có màu hồng trong và ăn được. Mùa hoa quả ở vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

2. Bộ phận dùng

Cả phần cành, lá và rễ của cây cơm rượu đều được sử dụng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Thực tế ghi nhận, dược liệu được tìm thấy rất nhiều ở vùng nhiệt đới ẩm như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Úc. Riêng ở nước ta, cây phân bố ở rất nhiều khu vực từ đồng bằng có đến trung du, nhưng tập trung nhất là ở vùng núi thấp dưới 1000m.

4. Thu hái và sơ chế

Dược liệu có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau khi rửa sạch có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

5. Bảo quản

Trường hợp đã qua sơ chế khô cần để dược liệu trong túi kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Phần rễ có vị cay còn phần lá vị hơi ngọt, tính ấm.

2. Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu cây cơm rượu, các nhà nghiên cứu ghi nhận có sự xuất hiện của các thành phần sau:

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Theo y học hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu có thể dùng ở dạng nước sắc hay giã nát đắp ngoài da tùy thuộc vào từng bài thuốc cũng như mục đích điều trị. Liều dùng được khuyến cáo là 6 – 16g/ngày ở dạng sắc uống. Còn với việc dùng ngoài da thì không kể liều lượng.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa kém ăn, da vàng sau sinh ở phụ nữ

2. Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối

3. Bài thuốc chữa mụn ổ gà mọc ở nách hay bẹn

4. Bài thuốc chữa tê thấp

5. Bài thuốc chữa phong thấp, sưng đau do bị thương

6. Bài thuốc chữa phong thấp, đau nhức khắp người và khớp xương

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Cây cơm rượu mặc dù có nhiều công dụng trong điều trị bệnh nhưng tuyệt đối không sử dụng cho đối tượng phụ nữ mang thai. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi có ý định dùng dược liệu cho bất cứ mục đích nào cần tham khảo trước ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version