Site icon Medplus.vn

Cơn giận của trẻ dưới góc nhìn khoa học

Cơn giận của trẻ dưới góc nhìn khoa học

Cơn giận của trẻ dưới góc nhìn khoa học

Trẻ nhỏ đôi khi có những cơn cáu giận hay quấy khóc, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu cơn giận của trẻ dưới góc nhìn khoa học để có thể an ủi hoặc điều chỉnh hành vi của con một cách hiệu quả nhé!

Trong một nghiên cứu đột phá mới đây, được đăng trên tạp chí Emotion, các nhà khoa học đã phân tích những bản ghi âm chất lượng cao của hơn 100 trẻ (1 đến 3 tuổi) đang trong cơn cáu giận. Kết quả cho thấy, những cơn bùng nổ cảm xúc của trẻ thực ra đều có những nhịp điệu và khuôn mẫu có thể dự đoán được. Điều này có thể giúp bố mẹ, giáo viên và những người trông trẻ thấy được sự khác biệt giữa những cơn cáu giận thông thường với những dấu hiệu rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ.

Cơn giận của trẻ dưới góc nhìn khoa học – nghiên cứu sóng âm

Khi phân tích các bản ghi âm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những âm thanh khác nhau của cơn cáu giận có những đặc trưng riêng. Trên biểu đồ sóng âm thanh, các âm thanh khác nhau trở nên đậm lên và mờ đi theo một mẫu hình nhất định. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi những âm thanh như la hét và gào thét thường đi cùng nhau.

Cơn giận của trẻ dưới góc nhìn khoa học

Từ đó, các nhà nghiên cứu chia ra các nhóm hành động thường đi cùng nhau trong những cơn cáu giận của trẻ, đó là:

Một lý thuyết trước đây cho rằng, những cơn cáu giận của trẻ bắt đầu bằng sự tức tối (la hét, gào thét), và kết thúc bằng sự buồn bã (khóc thút thít, rên rỉ). Tuy nhiên, nghiên cứu mới này cho rằng hai cảm xúc đó đan xen với nhau.

Tức là, việc chia cơn cáu giận thành hai giai đoạn riêng biệt là không đúng. Thực tế, hai cảm xúc này (giận dữ và buồn bã) thường xuất hiện đồng thời. Những âm thanh thể hiện sự buồn bã có xu hướng xuất hiện xuyên suốt cơn cáu giận. Chèn lên trên những âm thanh đó là những âm thanh rất cao của tiếng la hét và gào thét, thể hiện sự giận dữ lên đến đỉnh điểm.

Cách giúp trẻ vượt qua cơn cáu giận

Các nhà khoa học chia sẻ, bí quyết để kết thúc cơn cáu giận này càng sớm càng tốt chính là giúp trẻ vượt qua đỉnh điểm của sự giận dữ. Khi đó, trẻ sẽ chỉ còn cảm xúc buồn bã, và có xu hướng tìm kiếm sự an ủi, dỗ dành.

Mà cách giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cảm xúc giận dữ chính là… không làm gì cả! Tất nhiên, việc chứng kiến con mình trải qua những cảm xúc tiêu cực là không dễ dàng gì đối với bố mẹ, nhưng đôi khi, cách không dễ dàng lại là cách hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version