Site icon Medplus.vn

Công dụng của cây dược liệu [Chân Danh]

1 - Medplus

Là một cây thân gỗ ngoài cho bóng mát thì Chân Danh còn giúp bổ gan bổ thận, an thần và giảm đau mỏi. Cùng Medplus tìm hiểu thêm về loại cây này nhé!

Công dụng của cây dược liệu Chân Danh

Thông tin cơ bản của cây Chân Danh

Đặc tính của Chân danh

Nơi sinh sống

Chân Danh thường có ở  Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây “Đỗ trọng nam” mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang (Phú Quốc).

cây Chân Danh thường có ở đâu

Thành phần hóa học

Vỏ của loài này chứa các glycosid trợ tim tương tự như digitoxin nên rất độc. Ngoài ra còn tìm thấy các chất như dulcitol, acid furan – B carboxylic (C21H30O4), eunosteryl (C31H59O2), homoeuonosteryl (C40H70O2), atropurol (C27H46O2), citrullol (C22H23O4 ), asparagin atropurpuric, acid evodic, phytosterol, tinh bột đầu béo, tanin và một lượng nhỏ glycosid và alcaloid.

Công dụng của Chân danh

Vỏ thân và vỏ rễ chân danh thu được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương, đau vùng thắt lưng, mỏi gối, đòn ngã tổn thương, vết thương chém chặt.

Ngoài ra cây Đỗ trọng nam còn được dùng chữa viêm thận, thận hư liệt dương, tê phù, cao huyết áp, trẻ em tê liệt. Ngày 4 – 12g sắc nước uống. Để điều trị gãy xương kín, đòn ngã tổn thương, vết chém chặt, lấy lá và vỏ tươi, giã nát, đắp hoặc bó chặt lại. Có thể dùng lá và vỏ khô, nghiền thành bột, chiều với nước làm thành bánh rồi đắp bỏ lại.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

Exit mobile version