Site icon Medplus.vn

Công thức làm trứng vịt bắc thảo đơn giản, chi tiết ngay tại nhà

Trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo ngoài hương vị thơm ngon thì còn nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người rất thích ăn kiểu này nhưng sợ mua trứng ở ngoài bị ngâm hóa chất độc hại. Vậy hãy tự làm tại nhà theo công thức mà Medplus chia sẻ dưới đây.

Công dụng của trứng bắc thảo

Là một nguồn giàu vitamin A, bảo vệ hệ hô hấp, thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, phòng chống các bệnh về phổi và viêm hô hấp.

Có khả năng kích thích hồng cầu sinh trưởng, tạo hồng cầu mới, cầm máu. Rất tốt cho những bệnh nhân có bệnh xuất huyết, phụ nữ có chu kì kinh nguyệt không ổn định.

Giải độc rượu rất tốt, giúp bài tiết chất cồn nhanh chóng. Đồng thời giúp người say giảm được các triệu chứng như đau đầu, mặt đỏ, bảo vệ màng dạ dày khỏi tác hại của rượu.

Bên cạnh những công dụng trên trứng bắc thảo còn giúp giảm nhiệt cho những người hay mắc chứng lở miệng, nổi mụn nhọt, gan nóng, giảm độc trong máu.

Ngoài ra, còn giúp thuyên giảm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, sạch ruột, cầm tiêu chảy, bảo vệ mạch máu, tăng cường trí thông minh và bảo vệ đại não.

Công dụng tuyệt vời của trứng bắc thảo

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ trứng:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

 

 

 

 

Công thức làm trứng bắc thảo đơn giản, chi tiết ngay tại nhà

Level: 2

Ingredients

  • 30 quả trứng vịt
  • 1/2 muỗng cà phê bột diêm sinh
  • 3 muỗng cà phê bột quế
  • 1 muỗng cà phê đinh hương
  • 50gr trà mạn
  • 1 bó rau dền gai
  • 40 lá trắc bạch diệp
  • 3 muỗng cà phê phèn chua
  • 4 trái bồ kết
  • 200gr vỏ trấu

Instructions

Hướng dẫn làm trứng bắc thảo

Cách làm trứng bắc thảo

1. Cách chọn mua nguyên liệu

  • Bạn có thể chọn mua trứng thông qua vẻ bên ngoài. Trứng tốt thường có vẻ ngoài hồng hào, xung quanh có một lớp bụi phấn phủ quanh, cầm chắc tay. Không chọn mua trứng có màu sắc xỉn hay thấp thoáng mùi hôi.
  • Hoặc bạn có thể cầm trứng trong lòng bàn tay và lắc. Trứng mới sẽ không có tiếng kêu, trứng để càng lâu, khi lắc sẽ có kêu tiếng như có nước bên trong.
  • Bạn cũng có thể thả trứng vào nước muối, nếu trứng chìm thì là loại trứng tốt, còn trứng không chìm xuống thì không thích hợp để làm trứng bắc thảo nhé.

2. Sơ chế nguyên liệu

Trứng vịt mua về rửa sạch, lau khô, sau đó đem ngâm với 1 lít nước đã hòa phèn chua trong 3 ngày mới được lấy ra. Trong 3 ngày này, là thời gian lòng trắng trứng sẽ biến đổi trong suốt như thạch rau câu đấy.

3. Cách thực hiện

  • Đinh hương sao vàng, tán nhỏ. Bồ kết đem nướng cháy thành than rồi giã hoặc xay nhuyễn như bột.
  • Pha trà mạn với khoảng 700ml nước sôi, vắt lấy nước còn bã bỏ đi. Rau dền gai phơi khô, đốt lấy tro (nếu không có rau dền có thể thay bằng vỏ trấu).
  • Lá trắc bạch diệp giã nhỏ rồi trộn với bột quế và bột diêm sinh. Đem tất cả những thứ trên trộn đều ta sẽ được hỗn hợp bùn chuẩn bị cho bước tiếp theo.
  • Quét bùn phủ kín toàn bộ từng quả trứng, lăn qua lớp vỏ trấu mỏng sao cho thật đều. Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong một cái hũ hoặc bình kín, chôn xuống đất khoảng 3 tháng (hoặc lâu hơn). Trong thời gian 3 tháng lớp bùn bên ngoài sẽ khô lại và chúng ta đã hoàn thành xong cách làm hột vịt trứng bắc thảo rồi đấy.

Những lưu ý về trứng bắc thảo

1. Cách ăn trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho người ốm, có tác dụng bổ huyết, ích trí, tinh mắt. Trứng có thể chế biến nhiều món như trộn với tôm khô, củ kiệu, xào với rau mồng tơi và tỏi, hấp 3 màu hoặc nấu cháo trứng vịt bắc thảo nhiều dinh dưỡng thích hợp cho mọi lứa tuổi.

2. Cách bảo quản trứng bắc thảo

Trứng vịt bách thảo có thể để lâu trong quá trình ủ và sử dụng, khi để lớp vỏ ủ bên ngoài bạn có thể để trứng trong khoảng 6 tháng tùy điều kiện bảo quản.

Với những nguyên liệu dễ kiếm như vỏ trấu, dầu thực vật, muối bạn có thể tận dụng để cất trữ trứng được tươi và lâu ngày bằng những cách dưới đây:

  • Bôi lên trứng lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng…, trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ 25-32 độ C.
  • Để trứng mới (trứng phải còn lành lặn, chưa bị dập vỡ) vào trong vò hoặc bình sạch sẽ khô ráo, đổ nước vôi có nồng độ 2-3% vào bình, nước phải cao hơn trứng 20-25 cm, với cách này ta có thể giữ trứng được 3-4 tháng. Khi cất giữ cần phải bảo đảm được các điều kiện.
  • Mùa hè không được để vò hoặc bình đựng trứng ở chỗ có ánh nắng mặt trời chiếu vào mà phải để nơi râm mát, thoáng gió.
  • Mùa đông không để nơi quá lạnh nhưng cũng phải đảm bảo thoáng mát. Cũng có thể cho trứng vào nước vôi có nồng độ khoảng 5% ngâm nửa tiếng rồi vớt ra phơi khô trước khi cho trứng vào bình hoặc vò cất giữ, làm như vậy có thể bảo quản trứng trong thời gian khá dài.
  • Rải một lớp trấu khô, sạch vào đáy thùng đựng, cứ một lớp trấu trải một lớp trứng cho đến khi đầy thùng, cuối cùng dùng bìa bịt kín thùng, để thùng nơi râm mát, làm như vậy có thể bảo quản trứng được trong vài tháng. Trường hợp không có trấu ta có thể thay bằng mùn cưa gỗ hoặc tro để thay thế, cứ 20 ngày kiểm tra trứng một lần.

Trứng bách thảo là một món ăn bổ dưỡng, ngoài mùi hương đặc trưng thu hút, trứng bách thảo còn được biết nhiều vì đặc tính tốt cho sức khỏe. Với cách chế biến mà chúng mình vừa chia sẻ như trên hy vọng các bạn có thể thành công chế biến tại nhà để chiêu đãi mọi người mà không phải cất công ra hàng quán mua lại sợ không đảm bảo vệ sinh.

Và để có thêm nhiều tips nấu ăn hay ho bạn nhớ ghé  Medplus thường xuyên nhé!

 

 

Exit mobile version