Site icon Medplus.vn

CRP là gì? Ý nghĩa của việc xét nghiệm CRP như thế nào?

Xét nghiệm CRP giúp đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, đồng thời theo dõi sự đáp ứng của tình trạng viêm đối với điều trị. Ngoài ra, chỉ số CRP còn giúp tầm soát bệnh mạch vành tim (CHD), bệnh tim mạch ở những người có bề ngoài khỏe mạnh. Sau đây,  Medplus sẽ cung cấp cho bạn đọc cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này!
Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP

1. Xét nghiệm CRP là gì?

CRP là chữ viết tắt của từ protein C reactive – một protein do gan sản xuất. Đây là thành phần không thể thiếu trong phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tổn thương hay nhiễm trùng. CRP được biết đến là chất chỉ điểm cho phản ứng viêm trong cơ thể. Đây là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp, được sản xuất ở gan và bài tiết vào máu vài giờ (khoảng 6 giờ) sau khi xuất hiện viêm nhiễm.

Vì vậy, CRP cho phép xác định tình trạng viêm sớm hơn rất nhiều so với việc sử dụng tốc độ máu lắng. Đồng thời, trên thực tế hiện giá trị của CRP cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ globulin máu và hematocrit.

2. Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm CRP

Kết quả âm tính giá: Dùng các thuốc chống viêm không phải steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn bêta giao cảm.

Kết quả dương tính giả: Dùng các thuốc điều trị hormone thay thế, thuốc ngừa thai uống. Đặt dụng cụ ngừa thai trong buồng tử cung. Gắng sức thể lực quá mạnh. Có thai. Béo phì.

3. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CRP?

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP được thực hiện để:

  • Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng từ 2–6 giờ sau phẫu thuật và sau đó giảm xuống vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng có thể đã xuất hiện.
  • Xác định và tìm nhiễm trùng cũng như các bệnh lý gây viêm chẳng hạn như ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm khớp dạng thấp, viêm và xuất huyết ruột, nhiễm trùng xương (viêm tủy xương);
  • Đánh giá đáp ứng điều trị, chẳng hạn điều trị ung thư hay điều trị nhiễm trùng. Nồng độ CRP tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh chóng nếu đáp ứng với điều trị.

4. Điều cần thận trọng khi xét nghiệm CRP

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm CRP bao gồm:

  • Nồng độ cao có thể xảy ra với những bệnh nhân huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể cao, hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, nhiễm trùng mạn tính (như viêm nướu, viêm phế quản), viêm mãn tính (như viêm khớp dạng thấp), và nồng độ HDL thấp/triglyceride cao
  • Nồng độ CRP có thể tăng trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng như cùng với thuốc tránh thai hay liệu pháp hormone. Nồng độ CRP cao hơn cũng đã được tìm thấy ở những người béo phì
  • Hút thuốc lá có thể gây tăng nồng độ CRP
  • Nồng độ thấp có thể là do uống bia rượu vừa phải, sút cân, và hoạt động nhiều hoặc tập thể dục lâu dài
  • Thuốc có thể khiến kết quả CRP có nồng độ cao: estrogen và progesterone
  • Thuốc có thể khiến kết quả CRP có nồng độ thấp: fibrate, niacin, và statin

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm CRP?

Trước tiên, bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình.

Thông thường, bạn sẽ không cần kiêng cử khi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, một số bác sĩ có thể yêu cầu kiêng ăn từ 4–12 tiếng trước khi tiến hành. Bạn cũng được phép uống nước.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CRP?

Sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

6. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm CRP

Kết quả bình thường:

<1.0 mg/dL hoặc <10.0 mg/L (đơn vị SI)

Kết quả bất thường:

Nguy cơ tim mạch:

  • Thấp: <1.0 mg/dL;
  • Trung bình: 1.0-3.0 mg/dL;
  • Cao: > 3.0 mg dL.

Nồng độ cao:

  • Viêm khớp;
  • Sốt thấp khớp cấp tính;
  • Hội chứng Reiter;
  • Bệnh Crohn;
  • Hội chứng viêm mạch;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Nhồi máu hoặc tổn thương mô;
  • Nhồi máu cơ tim cấp tính;
  • Nhồi máu phổi;
  • Đào thải ghép thận;
  • Đào thải ghép tủy xương;
  • Chấn thương mô mềm;
  • Nhiễm khuẩn;
  • Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Bệnh lao;
  • Bệnh ác tính;
  • Viêm màng não do vi khuẩn.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version