Củ gió có tác dụng thanh hỏa, giải độc, chữa cổ họng sưng đau, ho nhiệt mất tiếng, dùng ngoài chữa ung thũng, sang độc. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu củ gió nào hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Củ gió; Kim quả lãm; Sơn từ cố: Kim ngưu đởm; Kim khổ lãm; Địa đởm
Tên khoa học: Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.
Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
Đặc điểm dược liệu
Củ gió là tên đồng bào Mèo vùng chợ Mường Khương (Lào cai) thường gọi cây này. Đây là một loại dây leo, sống nhiều năm, luôn xanh tươi, thân dài từ 1-4m. Thân rễ dưới đất có thể mọc tới 1,5m, thỉnh thoảng phình to lên từng đốt hình củ tròn to bằng ngón tay cái, có khi thành một dãy gồm 5-9 củ, màu vàng nhạt, khi cắt có màu hơi trắng, vị đắng. Thân trên mặt đất màu xanh lục nhạt, khi non có lông ngắn.
Lá đơn, mọc cách. Cuống lá dài 2-5cm, phiến lá hình mác nhọn, gốc lá hình chữ V, phiến lá dài 5-15cm, rộng 2-5cm. Hoa đực, cái khác gốc, hoa đực mọc thành chùm nhiều hoa có cuống dài 2-5cm, hoa cái cũng mọc thành chùm gồm 4-10 hoa. Quả tròn, cuống quả có đầu phình ra, qủa chín có màu hồng đỏ. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả vào tháng 11-12.
Bộ phận dùng
Rễ củ gọi là Sơn từ cô.
Thu hái và chế biến
Thường chỉ thu hoạch rễ củ làm thuốc. Thu hái gần như quanh năm. Hái vể rửa sạch đất, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Phân bố
Mọc hoang ở một số tỉnh miền núi cao mát như Lào Cai (Mường Khương), Hoà Bình (Ba Vì).
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Chủ yếu là Palmatin và Columbin.
Tính vị
Vị đắng, tính lạnh
Quy kinh
Vào tâm, phế, vị.
Tác dụng dược lý
Thanh hỏa, giải độc, làm tan khối tích rắn, tiêu kết tụ, hóa đờm giải độc, tiêu thũng.
Vị thuốc mới chỉ thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Chữa tràng nhạc kết hạch, yết hầu sưng đau, ho, mất tiếng, chữa mụn nhọt, nhọt độc.
Cách dùng và liều lượng
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi viêm tấy sưng đau, không kể liều lượng.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Trị K gan
Củ gió 30g, Đương quy 30g, Bán chi liên 30g, Thái tử sâm 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 25g, Bạch truật 20g, Côn bố 12g, Hải tảo 12g, Tam lăng 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
Trị K cổ tử cung
Củ gió 20g, Trích phê 10g, Khô phàn 18g, Hùng hoàng 12g, Xà sàng tử 3g, Bằng sa 3g, Băng phiến 3g, Xạ hương 0,9g. Các vị chế thành đĩnh, đặt vào chỗ bệnh.
Trị các loại ung thư đau nhức
Củ gió 30g, Hoàng dược tử 30g, Xuyên ô 30g, Băng phiến 10g. Các vị tán bột, 1 ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-8g.
Trị u hạch lâm ba ác tính
Củ gió 15g, Hoàng dược tử 15g, Nguyên sâm 15g, Côn bố 15g, Hải tảo 15g, Hạ khô thảo 15g, Mẫu lệ 30g, Tảo hưu 30g, Đương quy 10g, Xuyên khung 10g, Xích thược 10g, Sinh địa 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trị bệnh bạch huyết cấp tính
Củ gió 30g, Bản lam căn 30g, Sơn đậu căn 30g, Đương quy 30g, Đan sâm 30g, Xích thược 20g, Sa sâm 20g, Xuyên khung 10g, Mạch môn 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trị K cổ tử cung
Củ gió 200g, Giải xác 100g, Giải qua 100g (vỏ cua và càng cua). Các vị tán bột làm viên, 1 lần uống 8-12g, 1 ngày uống 2-3 lần.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng củ gió cần lưu ý: Không tự ý dùng dược liệu khi chưa có sự hướng dẫn hay đồng ý của y bác sĩ.

5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: