Site icon Medplus.vn

Củ Hành Tây – Những tác dụng trị bệnh tuyệt vời bạn nên biết

Hành Tây

Hành Tây

Từ một nguyên liệu nấu ăn, Củ Hành Tây trong Đông Y được xem là dược liệu trị bệnh. Với nhiều công dụng thần kỳ như: chữa ho, trị cảm cúm, chữa suy nhược thiếu máu chóng mặt,… Cùng Medplus tìm hiểu về những công dụng của dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Hành tây

Tên khoa học: Allium cepa L.

Họ: Alliaceae (Hành)

Thông tin về Hành Tây

Đặc điểm cây

Cây thảo, nhẵn, sống dai do một hành phình to mà ta thường gọi là củ hành, có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Củ hành tây có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có màu vàng hay màu tím hoặc màu trắng.

Nơi sống và thu hái

Hành tây có nguồn gốc từ vùng Trung Á, được trồng từ thời Thượng cổ. Hành tây chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10oC. Nhưng yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vi 15-25oC. Thường nhân giống bằng hạt. Tốc độ nảy mầm của hạt biến động trong phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nảy mầm hơn.

Hiện nay, các vùng trồng Hành tây chủ yếu ở nước ta dùng một trong hai giống Grano và Granex nhập từ Pháp và Nhật. Cả hai giống đều có chất lượng ngon, đã thích hợp với hầu hết các vùng trồng hành lớn ở đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung cũng như vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Bộ phận dùng

Củ (thân hành).

Thành phần hóa học, tính vị

Thành phần hóa học

Hành tây giàu về đường, vitamin A, B, C, muối khoáng, Na, K, P, Ca, Fe, S, l, Si, H3PO4, acid acetic, disulfur allyl và propyl, dầu bay hơi, glucokinin, oxydase và diastase.

Ở nước ta, Viện vệ sinh dịch tễ và Viện nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc Việt Nam đã cho biết, trong 100g Hành tây có 88g nước; 1,8g protid; 8,3g glucid; 0,1g chất xơ; 0,8g tro và 38mg calcium, 58mg phosphor; 0,8mg chất sắt; 0,03mg caroten; 0,03 mg B1; 0,04mg B2; 0,2mg PP và tới 10mg vitamin C.

Tính vị, công năng:

Theo Đông y, củ hành tây có vị cay, tính ấm.

Tác dụng giải biểu, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực sát trùng, lợi tiểu tiện. Chữa các chứng cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy chậm tiêu, nhiễm khuẩn đường ruột, tiểu tiện bất lợi, phong thấp nhức mỏi.

Được dùng ngoài để làm dịu và tan sưng, sát khuẩn, chống đau, xua muỗi.

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng và những bài thuốc về Hành Tây

Công dụng

Củ hành tây là loại rau được sử dụng phổ biến ở châu Âu trong bữa ăn hàng ngày. Ở nước ta, Hành tây cũng thường được sử dụng để xào với các loại thịt, dùng chế dầu giấm và để ăn sống rất được ưa chuộng.

Để làm thuốc, hành tây được chỉ dẫn dùng trong để trị mệt mỏi, suy nhược cơ thể và thần kinh, chứng ít nước tiểu; bí dịch, thuỷ thũng, thừa urê huyết, tăng chlorur huyết, lên men ruột, đau sinh dục tiết niệu, đau ngực, cúm, mất trương lực tiêu hoá, mất cân bằng tuyến, béo phì, xơ cứng động mạch, đề phòng chứng huyết khối, đề phòng sự già yếu, mệt lả, bất lực, đái đường, viêm hạch, tạng bạch huyết, ký sinh đường ruột.

Dùng ngoài để trị áp xe, chín mé, nhọt, ong vò vẽ đốt, cước nứt nẻ, đau nửa đầu, sung huyết não, đau dây thần kinh răng, mụn cóc, vết thương, loét và trừ muỗi.

Những bài thuốc về Hành Tây

1. Chữa bệnh gút

Hành tây 100g thái nhỏ trộn 1 quả trứng gà, thêm gia vị chiên ăn tuần vài lần.

2. Chữa phong thấp nhức mỏi

Hành tây 100g, ớt cà 50g, cà rốt 50g thịt ba chỉ 50g xào ăn.

3. Chữa gan nhiễm mỡ, mập phì

Hành tây 100g, ớt chuông 20g, thịt hến 50g, rau răm, tỏi, gia vị vừa đủ xào ăn.

4. Chữa suy nhược thiếu máu chóng mặt

Hành tây 100g, ớt ngọt 40g, hành hoa 10g, gan heo 50g xào ăn.

5. Chữa cảm lạnh đau đầu nghẹt mũi

Hành tây 1 củ to xắt nhỏ luộc qua ép lấy nước uống.

Lưu ý:

Phụ nữ cho con bú không nên dùng hành nhiều khiến con dễ bị sôi bụng, người âm hư hoả vượng, dễ ra mồ hôi không nên dùng nhiều.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version