Site icon Medplus.vn

Củ khỉ: Cây thuốc quý và những công dụng hiệu quả bất ngờ

Cay cu khi 2 - Medplus

Cây củ khỉ

A. Thông tin về Củ khỉ

Củ khỉ, hay còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hấc, cút khí. Các bộ phận của Củ khỉ như lá, quả,… đều có tinh dầu, nguồn nguyên liệu cho những bài thuốc trị cảm, sốt rét.

Tên khoa học: Murraya tetramera Huang

Họ: Cam – Rutaceae

1. Đặc điểm của cây Củ khỉ

2. Nơi sống và sinh thái

Củ khỉ là loại cây mọc hoang ở vùng đá vôi ở độ cao khoảng 100m. Củ khỉ ưa sáng, chịu hạn tốt.

Phân bố: Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Hải: đảo Cát Bà), Ninh Bình (Tam Điệp), Thanh Hóa (Hà Trung, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Nông Cuống, Nga Sơn, Quảng Xương).

3. Thành phần hóa học

Trong vỏ rễ cây có các chất imperatorin, dentatin và nordentatin.

Trong lá có 5%, cành 0,5% và quả 6% tinh dầu (tính trên nguyên liệu khô). Trên quy mô vừa phải, cành và lá tươi cho từ 1,4 đến 2% tinh dầu.

B. Vị thuốc và Liều Dùng

1. Vị thuốc

Củ khỉ là cây thuốc có vị đắng, hơi cay và mát.

2. Liều dùng

Dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp tiêu thũng, đau khớp. (8-16g /ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc)

C. Công dụng trị bệnh từ Củ khỉ

Dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp tiêu thũng, đau khớp. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hiện nay còn dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu để chế thuốc xoa cảm cúm, đau bụng.

Ngoài ra, người dân còn cất tinh dầu củ khỉ để dùng phối hợp vái một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp chế dầu xoa bóp, dầu uống chữa cảm mạo, đau nhức

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
  4. Hiện nay, củ khỉ đang ở mức độ bị đe dọa: Bậc T. Do bị khai thác nhiều để cất tinh dầu nên số lượng cá thể giảm sút nhanh và bị cạn liệt.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version