Site icon Medplus.vn

Cúc Bạc Đầu: “Tạm biệt” nỗi sầu Cảm Mạo

Hình ảnh cây cúc bạc đầu

Hình ảnh cây cúc bạc đầu

Cây cúc bạc đầu được biết đến là một loại cỏ dại, mọc xen lẫn với các loại cỏ khác, phân bố tại nhiều nơi ở nước ta. Tuy nhiên, bạn có biết rằng đây lại là loại dược liệu chữa bệnh vô cùng hiệu quả không? Hãy cùng Medplus tìm hiểu những công dụng đặc biệt của loại dược liệu này nhé! 

A. Thông tin về cây cúc bạc đầu

Tên gọi khác: Nụ áo tím

Tên khoa học: Vernonia patula (Ait.) Merr.

Họ: Cúc (Asteraceae)

1. Đặc điểm về cây

  • Cúc bạc đầu thuộc loại cây thảo, sống hàng năm, cao khoảng 60 cm, có khi đến 1m. Thân cứng, hình trụ, hơi có lông, thường phân cành ở khoảng giữa Cành mảnh, có khía mờ.
  • Lá mọc so le với nhau, hình thoi, gốc thuôn, đầu hơi nhọn, mép khía răng cưa, mặt dưới phủ tông trắng. Cuống lá dài 1,5cm, lá ở ngọn gần như không cuống.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù có lá, cuống dài 4 – 6cm, hoa màu tím, tổng bao có lá bắc ở dưới ngắn dạng gai, lá bắc trên hình bầu dục, có lông ở mặt ngoài. Tràng hình trụ, nhị có bao phấn  xe ở gốc và nhọn ở đầu, mào lông dài rụng sớm.
  • Quả bế có 4 – 5 cạnh, nhẵn.
  • Mùa hoa quả: Tháng 6 – 10.
Cây cúc bạc đầu có nhiều công dụng chữa bệnh

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Vernonia Schreb là một chi lớn gốm các loài phân bổ rộng rãi từ vùng ôn đới đến nhiệt đới. Vùng phân bố của cúc bạc đầu trên thế giới bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và các nước khác ở vùng Đông – Nam Á.
  • Ở Việt Nam, chi này có khoảng 25 loài, trong đó cây cúc bạc đầu được coi là loài cỏ dại, phân bố rải rác khắp nơi, độ cao khoảng 1000m trở xuống.
  • Cây thường mọc xen lẫn với các loại cỏ thấp trên đất ẩm ở vườn, bãi hoang quanh làng bản, ven đường đi và nương rẫy.
  • Ra hoa quả nhiều vào cuối mùa hè đến đầu mùa thu. Hạt cây nhỏ nên dễ phát tán, cây con mọc từ hạt rải rác từ cuối mùa xuân đến đầu mùa hè.
  • Ở Ấn Độ và đảo Ja Va, ngọn non được dùng làm rau xanh ăn hằng ngày.

3. Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây đều được người dân sử dụng để chế biến thành các loại thuốc có công dụng khác nhau, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô

4. Tác dụng dược lý

Viện dược liệu đã nghiên cứu một số tác dụng dược lý của nụ áo tím và thu được kết quả như sau:

  • Tác dụng kháng proge ofagen
  • Tác dụng kháng estrogen
  • Tác dụng co bóp tử cung
  • Tác dụng chống viêm cấp
  • Tác dụng chống viêm mạn
  • Tác dụng trên tuyến ức
  • Tác dụng tên tăng sinh bạch cầu

5. Tính vị và công năng

  • Tính vị: đắng, ngọt, tính mát.
  • Công năng: tác dụng bổ, cảm mạo, hạ sốt, làm ra mối hôi, tán hàn, làm se, giảm tiêu chảy.

B. Công dụng và liều dùng

  • Cúc bạc đầu được dùng để chữa viêm ruột – dạ dày cấp tính, tiêu chảy, cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, sốt, cảm lạnh, sốt xuất huyết. Ngày 15-30g sắc uống.
  • Dùng cho phụ nữ chữa rong huyết hoặc sau khi sinh đẻ uống để trừ hậu sản. Ngày 15-30g sắc uống.
  • Dùng ngoài, giã đắp trị mụn nhọt.

C. Bài thuốc từ cây cúc bạc đầu

  • Chữa sốt xuất huyết: Cúc bạc đầu 15g, vỏ núc nác hoặc lá khế 10g, nụ hòe 5g. Sao vàng các nguyên liệu trên, sắc chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liều 3 – 5 ngày (kinh nghiệm của người Thái Bình)
  • Chữa rong kinh: Cả cây cúc bạc đầu 20g, toàn cây bạc thau hoa đầu ( argyreia capitafa Choisy) 10g, lá ngải cứu 5g sắc uống trong ngày, dùng 3 – 5 ngày. Có thể giã nát… ép lấy nước uống.
  • Bài thuốc cai đẻ: Toàn cây cúc bạc đầu, lá Chàm mèo … lá Ké hoa đào , và dây tơ hồng vàng (Sưu tầm ở miền núi phía bắc, cần nghiên cứu xác minh).

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cúc bạc đầu cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version