Site icon Medplus.vn

ĐÁI DẦM: Nguyên nhân, điều trị & cách phòng ngừa hiệu quả

Đái dầm là tình trạng rất phổ biến ở trẻ, trong một vài trường hợp nó thậm chí còn xuất hiện cả ở người lớn. Tình trạng này không chỉ gây phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Vậy nên, bài viết dưới đây Songkhoe.medplus.vn chia sẻ đến các bạn tất tần tật về căn bệnh này và cách điều trị triệt để.

Đái dầm là gì?

Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em bởi lúc này cơ thể của bé chưa phát triển toàn diện và hệ thần kinh chưa điều khiển được chức năng của bàng quang khi chứa nước tiểu. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, bệnh đái dầm không tự khỏi được khi lớn lên và thậm chí có thể tiến triển thành bệnh đái dầm mãn tính. Khoảng 2% người lớn bị bệnh đái dầm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm

Nguyên nhân tại sao đái dầm lại xảy ra vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, người ta cho rằng tè dầm là do sự chậm phát triển của ít nhất một trong ba yếu tố sau:

Ở trẻ nhỏ, sự liên kết giữa não bộ và bàng quang chưa được hình thành đầy đủ, do đó bàng quang sẽ phóng thích nước tiểu bất kì khi nào bị đầy. Khi trẻ lớn hơn, các kết nối não, bàng quang phát triển, điều này giúp não bộ kiểm soát tốt bàng quang hơn. Kiểm soát não, bàng quang ở trẻ thường phát triển vào ban ngày chủ yếu. Do đó trẻ thường bị tè dầm vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.

Nguy cơ mắc chứng đái dầm

Điều trị bệnh đái dầm

Tuy nhiên, việc điều trị đái dầm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó là gì. Nhìn chung, nếu trẻ được điều trị tích cực có cơ hội giảm hoặc ngừng đái dầm sẽ nhanh chóng.

Chuông báo động đi tiểu

Nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa số trẻ sử dụng báo động đi tiểu đúng sẽ giúp trẻ hạn chế được việc tè dầm sau một vài tuần. Những báo động này sẽ kêu hoặc rung khi đồ lót của trẻ bị ướt. Theo thời gian, não bộ sẽ được huấn luyện tại liên kết cần đi tiểu. Phương pháp này cần có sự tham gia tích cực của người lớn để đảm bảo trẻ thức hoàn toàn và đi vệ sinh khi chuông báo kêu.

Thuốc

Bác sĩ sẽ kê thuốc Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu tránh tè dầm ban đêm. Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang tốt hơn và như thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.

Một số biện pháp phòng ngừa đái dầm hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn nên áp dụng cho con em mình:

Khi nào cần đến bác sĩ

Hầu hết việc trẻ em dưới 7 tuổi là một việc thông thường. Nhưng trong các trường hợp khác, tè dầm có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn cần được chăm sóc y tế.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu:

Một sốt phòng khám uy tín có thể tham khảo:

Nguồn: Mayoclinic, Healthline, Vinmec

Exit mobile version