Site icon Medplus.vn

Dành Dành – vừa là Cây cảnh vừa là Cây thuốc quý trong Y Học

Cây Dành Dành

Cây Dành Dành

Cây Dành dành là một vị thuốc dân gian được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, cây mọc xanh tốt quanh năm, vừa lá cây cho bóng mát. Hãy cùng Medplus tìm hiểu về những công dụng nổi bật cũng như các bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé !

A. Thông tin Dược Liệu

Chủng loại: dành dành có hai loại là:

1. Đặc điểm dược liệu

Là một loài cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m có thân thẳng và phân thành nhiều nhánh. Lá cây tươi tốt quanh năm, thường mọc đối nhau hoặc mọc thành vòng 3 lá. Mặt trên của lá màu xanh thẫm, bóng, mặt dưới có màu nhạt hơn.

Hoa  là hoa đơn mọc ở đầu cành, có màu trắng khi mới nở và màu vàng nhạt khi sắp tàn, không có cuống và có mùi thơm. Hoa thường nở vào mùa hè.

Quả dành dành thuôn hình bầu dục với 6 – 9 góc gồm 2 – 5 ngăn. Khi chín quả có màu vàng cam, chứa nhiều hạt, có vị thơm và hơi đắng.

2. Phân bố

Trên thế giới, cây mọc nhiều ở một số nước như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản… Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở những khu vực nơi gần rạch nước và có nhiều ở khu vực từ Hà Nam đến Long An.

Ngày nay, cây còn được trồng để làm cảnh, làm thuốc hoặc lấy quả để làm màu nhuộm bánh trái.

3. Bộ phận được sử dụng

quả, rễ và lá.

4.Thu hái

Lá cây và rễ cây được thu hái quanh năm. Quả được thu hái vào mùa quả khoảng tháng 8 – 10.

5. Chế biến

Lá sau khi hái đem đi rửa sạch và dùng tươi trực tiếp.

Rễ cây sau khi thu hái đem rửa sạch, thái lát và phơi khô để sử dụng.

Quả được thu hái khi chín đem về ngắt bỏ cuống, đem phơi hoặc sấy khô để dành làm dược liệu.

6. Bảo quản

sau khi được chế biến thành dược liệu đem đi cất ở bao bì kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

B. Công dụng và Cách dùng dược liệu

1. Thành phần hóa học

2. Tác dụng dược lý

a/ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng giải nhiệt: nước sắc từ quả dành dành có tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt (Trung Dược học).

Tác dụng lợi mật: dịch chiết từ quả dành dành có khả năng làm tăng co bóp túi mật nên tác dụng làm tăng tiết mật.

Tác dụng cầm máu: quả sao cháy thành than sẽ có tác dụng cầm máu hiệu quả.

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc từ quả có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

Tác dụng hạ huyết áp: thí nghiệm trên thực vật chứng minh nước sắc từ quả dành dành có khả năng hạ huyết áp hiệu quả.

Thí nghiệm trên động vật cho thấy nước sắc từ quả dành dành có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

b/ Theo Y học cổ truyền

Tác dụng: thanh nhiệt, tá hỏa, lợi tiểu tiện và cầm máu.

Công dụng: trị tâm phiền rạo rực, hoàng đản, bệnh về bộ máy tiết niệu, thổ huyết, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, mất ngủ.

3. Liều dùng và cách dùng

Mỗi ngày sử dụng 6 – 9g dược liệu dành dành đem đi sắc nước uống hoặc kết hợp với các bài thuốc khác.

Nếu dùng để đắp ngoài thì sử dụng lá tươi giã nát để đắp một lượng vừa đủ.

8/ Bài thuốc quý từ dược liệu dành dành

1. Trị bệnh viêm gan virus cấp

Dùng nhân trần cao 18 – 24g, quả dành dành 6 -16g, đại hoàng 4 – 8g đem đi sắc nước để uống.

2. Trị các bệnh viêm nhiễm: đau mắt đỏ, sưng mắt, chảy nước mắt, mồm khô)

3. Trị nhiễm trùng, sốt, bứt rứt

Quả dành dành sống 12g, liên kiểu 20g, phòng phong 12g, đương quy 24g, xích thược 12g, khương hoạt 8g, cam thảo sống 12g, hoàng kỳ 40 -60g, sinh địa 20g, hoàng bá 12g đem sắc nước uống.

4. Trị chấn thương, bong gân

Dùng quả dành dành sống đem đi tán bột rồi trộn với bột mì, lòng trắng trứng gà để đắp lên vết thương.

5. Trị chảy máu cam

Dùng quả dành dành sống đốt thành than rồi đem thổi vào mũi.

D. Lưu ý khi sử dụng Dược Liệu

Bài thuốc từ dành dành không nên áp dụng cho những người tỳ vị hư hay tiêu chảy.

Trên đây là một số thông tin về cây dành dành để bạn tham khảo qua, nếu bạn muốn áp dụng các bài thuốc trên để chữa trị bệnh vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dành Dành cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version