Site icon Medplus.vn

Danh sách 56+ bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm hiện nay [cập nhật 9/2021]

Danh sách bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm

Danh sách bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm

Bệnh hiểm nghèo là một những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh hiểm nghèo không chi gây ra tổn thất sức khỏe, tinh thần mà chi phi điều trị cũng rất cao. Mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo được xxem là giải pháp hữu hiệu nhất.

Tuy nhiên những bệnh hiểm nghèo nào được bảo hiểm hiện nay là gì? Nhiều trong chúng ta  vẫn còn thắc mắc thế nào là bệnh hiểm nghèo? Những bệnh hiểm nghèo nào được bảo hiểm? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Bệnh hiểm nghèo là gì?

Bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh quái ác có thể đe dọa đến tính mạng con người

Bệnh hiểm nghèo được hiểu đại khái là những căn bệnh quái ác có thể đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, trên các văn bản pháp luật Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa của loại bệnh này.

“Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì:

Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.”

2. Vì sao nên mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo?

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là gói bảo hiểm mang tới quyền lợi cho khách hàng tham gia được chi trả ngay các khoản tài chính khi mắc một trong số các bệnh hiểm nghèo theo quy định của các công ty bảo hiểm.

Tham gia bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo, khách hàng sẽ được cung cấp nguồn tài chính kịp thời cho quá trình điều trị và đảm bảo kế hoạch tài chính cho bản thân và gia đình.

Khách hàng sẽ được chi trả một số tiền theo bảo hiểm ngay khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, nhằm hỗ trợ kịp thời việc điều trị sớm, dứt điểm, giúp giảm nỗi lo và gánh nặng cho bệnh nhân cũng như gia đình người mắc bệnh.

3. Những bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm hiện nay

Những bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm hiện nay

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 và Điều 4 Quyết định số 14/2012/QĐT-Tg sửa đổi; bổ sung Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về đối tượng hưởng bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo như sau:

Điều 2. Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:

Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.”

Từ đó, những bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

3.1. Ung thư nghiêm trọng

Một khối u ác tính được chẩn đoán bằng mô bệnh học và đặc trưng bởi sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào ác tính có sự xâm lấn và phá hủy các mô bình thường. Thuật ngữ khối u ác tính bao gồm bệnh bệnh bạch cầu, u lympho và U mô liên kết.

3.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính

Hoạt động của cơ tim bị ngưng do tắc nghẽn lưu lượng máu, được xác định bởi ít nhất ba trong số các tiêu chí sau chứng minh sự xuất hiện của một cơn đau tim mới:

3.3. Đột quỵ nghiêm trọng

Sự cố mạch máu não bao gồm nhồi máu mô não, xuất huyết não và dưới nhện, thuyên tắc nội sọ và huyết khối não dẫn đến tình trạng tổn thương thần kinh vĩnh viễn với các triệu chứng lâm sàng kéo dài. Chẩn đoán này phải được xác định bởi tất cả các điều kiện sau:

3.4. Hôn mê

Tình trạng hôn mê kéo dài ít nhất 96 giờ. Chẩn đoán này phải được xác định bằng tất cả các điều kiện sau đây:

3.5. Suy thận mãn tính

Suy thận mãn tính của cả hai thận cần lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận.

3.6. Bệnh phổi giai đoạn cuối

Bệnh phổi giai đoạn cuối, gây suy hô hấp mãn tính. Chẩn đoán này phải được xác định bằng tất cả những điều kiện sau đây:

3.7. Cấy ghép nội tạng chính/tủy xương

Việc tiến hành:

Cấy ghép một trong những cơ quan nội tạng sau đây: tim, phổi, gan, thận, tuyến tụy, do hậu quả của tình trạng suy nội tạng tương ứng ở giai đoạn cuối và không thể hồi phục được.

3.8. Suy gan giai đoạn cuối

Suy gan giai đoạn cuối được xác định bằng tất cả những điều kiện sau đây:

3.9. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Quá trình phẫu thuật bắc cầu động mạch vành theo phương pháp mổ hở hoặc xâm lấn tối thiểu nhằm điều trị các trường hợp bị hẹp hoặc tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch vành bằng cách Bắc cầu nối động mạch vành.

3.10. Liệt

Tình trạng bị mất khả năng sử dụng hoàn toàn và không thể chữa trị được của ít nhất hai chi do chấn thương hoặc bệnh kéo dài trong thời gian ít nhất 6 tuần và không có khả năng phục hồi. Tình trạng này phải được xác nhận bởi một bác sỹ chuyên khoa thần kinh.

3.11. Ung thư biểu mô tại chỗ

Ung thư biểu mô tại chỗ có nghĩa là sự phát triển tự phát tại chỗ của tế bào ung thư biểu mô  giới hạn ở những tế bào gốc của nó và không gây nên sự xâm lấn và/hoặc phá hủy các mô xung quanh. “Sự xâm lấn” có nghĩa là sự thâm nhiễm và/hoặc phá hủy tích cực mô bình thường vượt qua màng đáy.

3.12. Chẩn đoán bệnh Sa sút trí tuệ bao gồm Bệnh Alzheimer

Alzheimer – Bệnh hiểm nghèo của bảo hiểm FWD

Là tình trạng giảm sút khả năng tư duy được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh dựa trên bảng Trắc nghiệm trạng thái tâm thần tối thiểu với số điểm từ 24 (hai mươi bốn) trở xuống theo thang điểm 30 (ba mươi) hoặc được đánh giá bởi 2 (hai) trắc nghiệm thần kinh tâm lý khác được thực hiện cách nhau 6 (sáu) tháng với kết quả xác định rõ ràng mức độ nặng của bệnh.

3.13. Câm bất động (Akinetic Mutism)

Là tổn thương thực thể ở não làm mất khả năng nói và vận động chủ động mặc dù vẫn còn tỉnh táo. Được chẩn đoán dựa trên các bằng chứng lâm sàng và các xét nghiệm về hình ảnh. Bệnh phải được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh và bác sĩ được Công ty chỉ định. Tình trạng này kéo dài ít nhất 1 (một) tháng kể từ ngày được chẩn đoán.

3.14. Bệnh thần kinh ngoại biên

Là những bệnh tế bào thần kinh vận động ngoại biên nghiêm trọng liên quan tới tế bào sừng trước tủy sống gây nên suy giảm vận động đáng kể, co cứng cơ cục bộ và nhược cơ.

3.15. Bệnh xơ cứng rải rác giai đoạn sớm

Phải có chẩn đoán xác định bệnh xơ cứng rải rác bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh và phải dựa vào các yếu tố sau:

3.16. Bệnh hoặc tổn thương tủy sống gây rối loạn chức năng của ruột và bàng quang

Bệnh của tủy sống hoặc tổn thương rễ thần kinh gây nên rối loạn chức năng vĩnh viễn của ruột và bàng quang, cần tự thông tiểu định kỳ hoặc thông tiểu vĩnh viễn. Bệnh được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tổn thương kéo dài ít nhất 6 (sáu) tháng.

3.17. Bệnh động mạch vành

Hẹp tối thiểu 60% lòng mạch của 2 (hai) động mạch vành, được xác định bằng xét nghiệm chụp động mạch vành hoặc các xét nghiệm tương đương khác phẫu thuật.

3.18. Phẫu thuật phình động mạch ở não

Là phẫu thuật mở hộp sọ hoặc can thiệp mạch máu để chỉnh sửa phình động mạch hoặc loại bỏ dị dạng động tĩnh mạch ở nội sọ. Yêu cầu phẫu thuật phải được xác định tuyệt đối cần thiết bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

3.19. Phình động mạch chủ lớn không triệu chứng

Là phình hoặc tách động mạch chủ lớn ở bụng hoặc ngực không có triệu chứng. Được xác định dựa vào kỹ thuật chụp hình ảnh thích hợp. Động mạch chủ phải có đường kính lớn hơn 55mm và chẩn đoán phải được xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

3.20. Phẫu thuật cắt bỏ 1 bên phổi

Là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn 1 (một) bên phổi do bệnh hoặc tai nạn.

Loại trừ trường hợp chỉ cắt bỏ một phần của phổi.

3.21. Phẫu thuật gan

Phẫu thuật cần thiết cắt bỏ của ít nhất toàn bộ 1 (một) thùy gan do bệnh hoặc tai nạn.

Loại trừ các bệnh lý gan có nguyên nhân liên quan đến rượu bia hay chất gây nghiện.

3.22. Phẫu thuật tái cấu trúc đường mật

Là phẫu thuật nối mật – ruột để điều trị bệnh lý đường mật bao gồm teo đường mật mà không thể can thiệp bằng phẫu thuật khác hoặc bằng phương pháp nội soi.

Phẫu thuật này thật sự cần thiết và được xác định bởi bác sỹ chuyên khoa.

Loại trừ các phẫu thuật liên quan đến sỏi túi mật hoặc viêm túi mật.

3.23. Phẫu thuật cắt bỏ một thận

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn 1 (một) bên thận là bắt buộc do bệnh tật hoặc tai nạn. Yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ thận phải được bác sĩ chuyên khoa chứng nhận là thật sự cần thiết.

Loại trừ việc hiến thận.

3.24. Mất khả năng sống độc lập (giai đoạn sớm)

Là sự mất hoàn toàn và không hồi phục tất cả các ngón tay kể cả ngón cái của cùng một bàn tay do tai nạn. Tình trạng này phải được xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa.

Loại trừ trường hợp mất ngón tay do bản thân tự gây ra.

3.25. Viêm màng não nhiễm khuẩn phục hồi hoàn toàn

Bệnh do nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm nặng màng não hoặc tủy sống cần phải được nằm viện để điều trị.

Chẩn đoán phải được xác định bởi:

Loại trừ bệnh viêm màng não trên người nhiễm HIV.

3.26. Những bệnh lý khác

  1. HIV mắc phải do bị tấn công hoặc do nghề nghiệp
  2. Viêm não do virus phục hồi hoàn toàn
  3. Sốt bại liệt (giai đoạn sớm)
  4. Bệnh xơ cứng bì tiến triển giai đoạn sớm
  5. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
  6. Thiếu máu bất sản có khả năng hồi phục
  7. Mù 1 (một) mắt
  8. Mở khí quản vĩnh viễn (hoặc tạm thời)
  9. Bỏng mức độ nhẹ
  10. Điếc cục bộ
  11. Chấn thương đầu mặt cổ cần phẫu thuật phục hồi
  12. Ghép ruột non / Ghép giác mạc
  13. Mất khả năng sử dụng của 1 (một) chi
  14. Phẫu thuật mở hộp sọ để cắt bỏ toàn bộ u tuyến yên
  15. Bệnh Alzheimer
  16. Bệnh Parkinson
  17. Hội chứng khóa trong (Locked in syndrome)
  18. Động kinh
  19. Bệnh tế bào thần kinh vận độn
  20. Loạn dưỡng cơ
  21. Phẫu thuật nội soi tim mạch
  22. Phẫu thuật nội soi van tim
  23. Tăng áp lực động mạch phổi thứ phát mức độ nặng
  24. Hen suyễn nặng
  25. Xơ gan
  26. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu động mạch chủ
  27. Phẫu thuật động mạch cảnh
  28. Bệnh viêm xơ chai đường mật nguyên phát mãn tính
  29. Bệnh thận mạn tính
  30. HIV do cấy ghép cơ quan…

4. Các sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo tốt nhất hiện nay

top bảo hiểm bệnh hiểm nghèo tốt nhất

Để giúp quý khách hàng an tâm tận hưởng cuộc sống, các công ty bảo hiểm cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo như là một giải pháp hữu hiệu, vừa giúp giảm gánh nặng chi phí điều trị, vừa bảo vệ và chăm sóc sức khỏe khách hàng trước những rủi ro bệnh tật không may.

Top những bảo hiểm bệnh hiểm nghèo tốt nhất hiện nay có thể kể đến như:

  1. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo Bảo Việt
  2. Bảo hiểm trọn đời Integra AIA
  3. Bảo hiểm ViTa Sống lạc quan Generali
  4. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo PVI
  5. Bảo hiểm Prudential
  6. Bảo hiểm KienlongBank
  7. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo của Manulife
  8. Bảo hiểm FWD
  9. Bảo hiểm Pru-iprotect
  10. Sống khỏe hơn 100 AIA

5. Kết luận

Medplus vừa tổng hợp danh sách những bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm hiện nay rồi. Với sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, khách hàng sẽ chuẩn bị được quỹ dự phòng cho một số bệnh hiểm nghèo không lường trước được. Bạn có thể tham khảo TOP những sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo tốt mà Medplus đã tổng hợp trên và chọn cho mình gói phù hợp nhất.

Nguồn:

Exit mobile version