Site icon Medplus.vn

Danh sách bệnh hiểm nghèo FWD [Thay đổi và cập nhật mới nhất]

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo FWD mang đến giải pháp ưu việt, bảo vệ khách hàng trước những rủi ro của căn bệnh không may này. Tuy nhiên, FWD cũng giới hạn quyền lợi bảo hiểm cho một số trường hợp. Nếu nằm ngoài danh sách bệnh hiểm nghèo của FWD, khách hàng sẽ không nhận được phí bảo hiểm. Cùng Medpus tìm hiểu những bệnh hiểm nghèo được FWD bảo hiểm qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Danh sách bệnh hiểm nghèo của bảo hiểm FWD

bệnh hiểm nghèo của bảo hiểm FWD

A. Bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu

1. Ung thư giai đoạn đầu

Khối u ác tính được chẩn đoán dựa trên xác định mô học và đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của những tế bào ác tính mà cần phải điều trị (phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị).

Các loại Ung thư được chi trả bao gồm:

2. Hội chứng loạn sản tủy hay Xơ hóa tủy xương

Hội chứng loạn sản tủy hay Xơ hóa tủy xương cần được truyền máu liên tục và suốt đời do thiếu máu nặng, tái diễn. Chẩn đoán Hội chứng loạn sản tủy (MDS) hay Xơ hóa tủy xương phải do Bác sĩ chuyên khoa Huyết học xác nhận dựa vào kết quả sinh thiết tủy xương. Hội chứng này không thể điều trị khỏi hẳn và cần phải được truyền máu lâu dài.

3. Thủ thuật nong mạch vành hoặc can thiệp mạch vành qua da (PCI) để điều trị bệnh lý hai động mạch vành

Thủ thuật can thiệp mạch vành qua da (PCI) được thực hiện lần đầu tiên, để điều trị hẹp hoặc tắc nghẽn của ít nhất 2 động mạch vành chính (không bao gồm các động mạch vành nhánh), khi tình trạng trên xảy ra cùng một lúc với mức độ hẹp tối thiểu là 60% trở lên, được xác định thông qua chụp động mạch vành (Thủ thuật nong mạch vành hoặc can thiệp mạch vành qua da (PCI) để điều trị bệnh lý hai động mạch vành không bao gồm các thủ thuật chẩn đoán không xâm lấn).

Động mạch vành chính được đề cập đến ở đây bao gồm: động mạch mũ, động mạch liên thất trước và động mạch vành phải.

Trường hợp thân chung động mạch vành trái có mức độ hẹp từ 60% trở lên được xem tương đương với hẹp động mạch mũ và động mạch liên thất trước.

Thủ thuật nong mạch vành hoặc can thiệp mạch vành qua da (PCI) để điều trị bệnh lý hai động mạch vành không bao gồm trường hợp can thiệp mạch vành để thăm dò.

4. Đặt máy khử rung tim

Việc đặt máy khử rung tim để điều trị đối với rối loạn nhịp tim nặng mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác.

Việc đặt máy khử rung tim này phải được chỉ định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.

5. Đặt máy tạo nhịp tim

Việc đặt máy tạo nhịp để điều trị rối loạn nhịp tim nặng mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Việc đặt máy tạo nhịp tim phải được chỉ định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.

6. Phẫu thuật động mạch cảnh

Việc phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch cảnh, được chỉ định khi động mạch cảnh hẹp tối thiểu 80%, được chẩn đoán dựa trên kết quả chụp động mạch hoặc các kỹ thuật chẩn đoán tương đương.

Phẫu thuật động mạch cảnh không bao gồm trường hợp phẫu thuật bóc tách các động mạch khác không phải động mạch cảnh.

7. Phẫu thuật dị dạng mạch máu não (AVM)/Phình mạch máu não

Việc thực hiện:

Phẫu thuật này phải được chỉ định bởi Bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh hoặc Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.

8. Đặt ống thông não bộ (shunt)

Việc phẫu thuật đặt ống thông (shunt) từ não thất ra ngoài để giảm áp lực dịch não tủy. Phẫu thuật này phải được chỉ định bởi Bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh hoặc Bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực liên quan.

9. Phẫu thuật van tim qua da

Việc phẫu thuật Rạch van tim (Valvotomy), Tạo hình van tim (Valvuloplasty) hoặc Thay thế van tim bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc can thiệp nội mạch.

Các phương pháp trên được các Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch xác nhận là cần thiết để giải quyết những tổn thương van tim, chẩn đoán dựa trên kết quả siêu âm tim hoặc những xét nghiệm thích hợp khác.

10. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu động mạch chủ

Việc phẫu thuật bằng cách sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc kỹ thuật nội mạch để sửa chữa hoặc phục hồi một đoạn phình, tắc nghẽn hoặc bóc tách của động mạch chủ.

Việc chẩn đoán được xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, dựa trên kết quả chẩn đoán cận lâm sàng thích hợp.

Trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu động mạch chủ, động mạch chủ bao gồm động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng, không bao gồm các nhánh của nó.

11. Phình động mạch chủ không triệu chứng

Động mạch chủ bụng hoặc động mạch chủ ngực bị phình to và có đường kính lớn hơn 55mm. Chẩn đoán phải được xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Phình động mạch chủ không triệu chứng phải được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh.

Trong phình động mạch chủ không triệu chứng, động mạch chủ được xác định là động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng, không bao gồm các nhánh của nó.

12. Mất thính lực một phần

Mất thính lực một phần

Mất thính lực một phần và không thể hồi phục hai tai với cường độ ít nhất là 60 decibel ở tất cả các tần số do bệnh lý hoặc Tai nạn.

Mất thính lực phải được xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng và dựa trên kết quả thính lực đồ và các nghiệm pháp đo ngưỡng cảm nhận âm thanh.

Mất thính lực một phần không bao gồm trường hợp tự ý gây thương tích cho bản thân dù trong tình trạng tỉnh táo hay mất trí.

13. Phẫu thuật Cấy ghép ốc tai

Việc phẫu thuật cấy ghép ốc tai do tổn thương vĩnh viễn ốc tai hoặc thần kinh thính giác. Quá trình phẫu thuật cũng như thực hiện cấy ghép phải được chỉ định và thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

14. Phẫu thuật cắt một bên phổi

Việc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn phổi phải hoặc phổi trái do bệnh lý hoặc do Tai nạn. Phẫu thuật cắt một bên phổi không bao gồm trường hợp phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi phải hoặc phổi trái.

15. Mở khí quản kéo dài

Mở khí quản để điều trị bệnh phổi hay bệnh đường hô hấp hoặc như một biện pháp để hỗ trợ hô hấp trong trường hợp bỏng hay chấn thương nặng.

Người được bảo hiểm phải là bệnh nhân của khoa săn sóc tích cực và được chuyên gia y tế chăm sóc.

Quyền lợi này chỉ được chi trả khi việc mở khí quản kéo dài liên tục ít nhất là 3 tháng.

16. Hen phế quản nặng/Hen phế quản ác tính

Đợt cấp của bệnh Hen phế quản nặng với tình trạng cơn hen kéo dài cần phải nhập viện và điều trị thông khí áp lực dương bằng máy thở cơ học trong thời gian liên tục ít nhất là 4 giờ theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa Hô hấp.

Hen phế quản nặng/Hen phế quản ác tính không bao gồm điều trị bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục bằng CPAP hoặc mặt nạ BIPAP.

17. Ghép ruột non

Được ghép ít nhất 1 mét ruột non cùng với toàn bộ mạch máu nuôi dưỡng bằng phẫu thuật mở ổ bụng do ruột non bị hỏng.

18. Phẫu thuật cắt thận/Cắt bỏ một bên thận

Việc cắt bỏ hoàn toàn một thận do bệnh lý hoặc Tai nạn. Việc cắt bỏ một bên thận phải được chỉ định bởi Bác sĩ chuyên khoa Thận/Tiết niệu.

Phẫu thuật cắt thận/Cắt bỏ một bên thận không bao gồm trường hợp cắt bỏ một phần thận và hiến tặng thận.

19. Bỏng – mức độ vừa và nặng

Bỏng – mức độ vừa và nặng là bỏng độ hai ít nhất là 50% bề mặt cơ thể của người được bảo hiểm.

Bỏng độ hai là bỏng gây ảnh hưởng toàn bộ lớp thượng bì và một phần lớp bì.

Bỏng – mức độ vừa và nặng phải được điều trị tại Khoa Bỏng của Bệnh viện và được phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử.

20. Phẫu thuật gan

Người được bảo hiểm thực tế đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ ít nhất một thùy gan do bệnh lý hoặc Tai nạn. Phẫu thuật gan không bao gồm sinh thiết hay hiến/tặng gan.

21. Xơ gan

Bệnh xơ gan được xác định bao gồm các tiêu chuẩn sau:

Chẩn đoán xơ gan phải do Bác sĩ chuyên khoa xác nhận.

Xơ gan không bao gồm xơ gan thứ phát do rượu hoặc thuốc.

22. Tăng áp lực động mạch phổi thứ phát

Tăng áp phổi thứ phát kết hợp phì đại thất phải dẫn đến suy giảm chức năng vĩnh viễn – ít nhất là độ IV theo Phân độ Suy tim của Hiệp Hội Tim Mạch New York (NYHA).

Chẩn đoán xác định bằng cách thông tim và được xác nhận bởi chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch.

Phân độ suy tim theo NYHA cho độ IV có nghĩa như sau:

23. Hôn mê sâu – 72 giờ

Tình trạng mất nhận thức kéo dài ít nhất 72 giờ liên tục. Chẩn đoán phải có bằng chứng của tất cả các điều kiện sau:

Hôn mê sâu – 72 giờ không bao gồm hôn mê trực tiếp do rượu hoặc lạm dụng thuốc.

24. Mù 1 mắt hoàn toàn

Mất thị lực hoàn toàn và không hồi phục thị lực của 1 mắt do bệnh lý hoặc Tai nạn. Tình trạng mù phải do Bác sĩ Nhãn khoa xác nhận.

Mù 1 mắt hoàn toàn không bao gồm trường hợp tự ý gây thương tích cho bản thân dù trong tình trạng tỉnh táo hay mất trí.

25. Ghép giác mạc

Được ghép toàn bộ giác mạc do sẹo giác mạc không hồi phục dẫn đến giảm thị lực, đồng thời không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp khác. Việc ghép này phải được Bác sĩ Nhãn khoa xác nhận.

26. Phẫu thuật điều trị Viêm màng ngoài tim co thắt

Việc phẫu thuật mở lồng ngực, bóc tách và cắt bỏ toàn bộ màng ngoài tim để điều trị viêm màng ngoài tim co thắt. Viêm màng ngoài tim co thắt là bệnh viêm màng ngoài tim gây ra các triệu chứng và dấu hiệu của suy tim sung huyết. Chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt phải được chứng minh bằng thông tim.

27. Phẫu thuật điều trị phì đại cơ tim

Việc thực sự trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ tim hoặc vách tim để điều trị bệnh cơ tim phì đại có triệu chứng. Chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại có triệu chứng phải được xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch và có bằng chứng phì đại vách tim bất đối xứng trên siêu âm tim.

Phẫu thuật điều trị phì đại cơ tim không bao gồm tất cả các dạng khác của phì đại tâm thất bao gồm bệnh cơ tim phì đại ở mỏm mà không có tắc nghẽn.

28. Bệnh Parkinson giai đoạn đầu

bệnh Parkinson giai đoạn đầu

Bệnh Parkinson được chẩn đoán xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Dấu hiệu lâm sàng bao gồm: suy giảm chức năng vận động với run, cử động cứng đờ chậm chạp, mất thăng bằng tư thế.

Bắt buộc phải có bằng chứng dùng thuốc để điều trị bệnh Parkinson trong thời gian liên tục ít nhất là 6 tháng.

Chỉ có bệnh Parkinson vô căn được bảo hiểm. Bệnh Parkinson giai đoạn đầu không bao gồm bệnh Parkinson do thuốc hoặc độc chất.

29. Liệt/Cụt 1 chi

Mất hoàn toàn và không thể hồi phục chức năng của 1 chi do chấn thương, cắt cụt chi hoặc bệnh lý.
Tình trạng này phải được xác nhận bởi Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Liệt/Cụt 1 chi không bao gồm trường hợp tự ý gây thương tích cho bản thân dù trong tình trạng tỉnh táo hay mất trí.

30. Phẫu thuật u tuyến yên

Việc phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên qua xoang bướm. Chẩn đoán phải dựa trên chụp cắt lớp điện toán (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) và bằng chứng mô bệnh học.

Phẫu thuật u tuyến yên không bao gồm trường hợp cắt u tuyến yên bằng phẫu thuật mở sọ.

31. Phẫu thuật cắt bỏ khối u màng não tủy

Việc phẫu thuật cắt bỏ u màng não tủy do Bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh thực hiện. Việc chẩn đoán được xác định qua chụp cắt lớp điện toán (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) và bằng chứng mô bệnh học.

32. Phẫu thuật điều trị động kinh kháng thuốc

Việc phẫu thuật nhu mô não (kể cả phẫu thuật bằng dao gamma) để điều trị động kinh nặng mà không thể kiểm soát bằng thuốc uống. Phải có bằng chứng của sự tái phát cơn động kinh co cứng – giật hay cơn động kinh toàn thể không đáp ứng với điều trị tối ưu và Người được bảo hiểm phải được dùng ít nhất 2 loại thuốc chống động kinh (chống co giật) được kê toa trong ít nhất 6 tháng của Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Phẫu thuật điều trị động kinh kháng thuốc không bao gồm trường hợp động kinh do sốt hoặc động kinh cơn nhỏ (cơn vắng ý thức).

33. Phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương với giảm độ dày vỏ xương và giảm số lượng và kích thước các bè của lớp xốp xương (nhưng thành phần hóa học bình thường), dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

Chỉ bảo hiểm cho gãy xương đùi, xương chậu hoặc đốt sống được chẩn đoán xác định do loãng xương và phải được điều trị bằng phẫu thuật xâm lấn.

Ngoài chẩn đoán lâm sàng gãy xương do loãng xương, loãng xương phải dựa trên cơ sở định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tức là mật độ chất khoáng trong xương của Người được bảo hiểm phải thấp hơn 2,5 lần độ lệch chuẩn của một thanh niên khỏe mạnh (T score – 2,5 S.D.)

B. Bệnh hiểm nghèo

bệnh hiểm nghèo theo Quy tắc bảo hiểm FDW

1. Ung thư giai đoạn sau

Khối u ác tính bao gồm những tế bào ác tính phát triển không kiểm soát, xâm lấn và phá hủy mô bình thường.

Chẩn đoán này phải có bằng chứng mô học về tính chất ác tính với sự xâm lấn và di căn của tế bào ung thư và được Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu hoặc Bác sĩ chuyên khoa Bệnh học xác nhận.

Ung thư giai đoạn sau không bao gồm các bệnh sau đây:

2. Nhồi máu cơ tim cấp

Chết một phần cơ tim do thiếu máu nuôi vùng tim đó. Chẩn đoán phải thỏa ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn phù hợp với một cơn đau tim mới:

Nhồi máu cơ tim cấp không bao gồm các hội chứng mạch vành cấp tính, ví dụ: đau thắt ngực không ổn định, tổn thương cơ tim vi thể và nhỏ.

3. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Phẫu thuật mổ hở để bắc cầu động mạch vành, nhằm điều trị việc hẹp hay tắc nghẽn động mạch vành chính, với tình trạng tắc nghẽn hơn 50%.

Chẩn đoán căn cứ trên kết quả chụp động mạch vành.

Động mạch vành chính được đề cập đến ở đây bao gồm: thân chung động mạch vành trái, động mạch mũ, động mạch liên thất trước và động mạch vành phải.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không bao gồm các thủ thuật tạo hình mạch máu, và đặt ống thông nội mạch bằng kỹ thuật “keyhole” hay bằng tia la-ze.

4. Bệnh động mạch vành nặng

Hẹp tối thiếu 60% của cùng lúc 3 động mạch vành chính bao gồm: động mạch mũ, động mạch liên thất trước, và động mạch vành phải (không bao gồm các động mạch vành nhánh). Chẩn đoán căn cứ trên kết quả chụp động mạch vành (Bệnh động mạch vành nặng không bao gồm các thủ thuật chẩn đoán không xâm lấn).

Hẹp bằng hoặc hơn 60% của thân chung động mạch vành trái được xem như hẹp động mạch mũ và động mạch liên thất trước.

Quyền lợi bảo hiểm được chi trả cho bệnh này ngay cả khi chưa có bất cứ can thiệp phẫu thuật nào.

5. Tai biến mạch máu não (Đột quỵ)

Tai biến mạch máu não là một trong những tình trạng sau: Nhồi máu não, Xuất huyết não, Xuất huyết dưới màng nhện, Thuyên tắc mạch máu não, hoặc Huyết khối mạch máu não.

Chẩn đoán này phải thỏa tất cả các điều kiện sau:

a. Phù hợp với kết quả chẩn đoán của Tai biến mạch máu não mới trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp điện toán (CT), hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đáng tin cậy khác;

b. Bằng chứng của tổn thương não vĩnh viễn gây ra một trong những di chứng sau:

Tai biến mạch máu não (Đột quỵ) không bao gồm các trường hợp sau:

6. Phẫu thuật tim hở điều trị bệnh lý van tim

Việc phẫu thuật tim hở để thay hoặc sửa chữa chỗ bất thường của van tim do hậu quả của bệnh lý mà không thể điều trị bằng kỹ thuật đặt ống thông (catheter) nội mạch.

Việc chẩn đoán van tim bất thường phải do các Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch chẩn đoán và dựa trên kết quả thông tim hoặc siêu âm tim.

7. Phẫu thuật mở động mạch chủ

Việc phẫu thuật mở lồng ngực hoặc bụng để điều trị các chỗ phình, hẹp, tắc nghẽn hoặc bóc tách của động mạch chủ.

Trong phẫu thuật mở động mạch chủ, động mạch chủ bao gồm động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng, không bao gồm các nhánh của nó.

Phẫu thuật mở động mạch chủ không bao gồm các phẫu thuật để điều trị chấn thương hoặc các thủ thuật chỉ xâm lấn tối thiểu hoặc nội soi động mạch.

8. Mất thính lực hoàn toàn (Điếc hoàn toàn)

Mất thính lực hoàn toàn và không thể hồi phục xảy ra ở cả hai tai do bệnh lý hoặc Tai nạn. Mất thính lực hoàn toàn được hiểu là “mất khả năng nghe ở cường độ âm thanh ít nhất 80 decibel ở mọi tần số” (có hoặc không có dụng cụ hỗ trợ).

Mất thính lực hoàn toàn phải được xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng và dựa trên kết quả thính lực đồ và các nghiệm pháp đo ngưỡng cảm nhận âm thanh.

Mất thính lực hoàn toàn không bao gồm trường hợp tự ý gây thương tích cho bản thân dù trong tình trạng tỉnh táo hay mất trí.

9. Bệnh phổi giai đoạn cuối

Bệnh phổi giai đoạn cuối gây ra suy hô hấp mạn tính. Việc chẩn đoán phải có tất cả các chứng cứ sau đây:

Việc chẩn đoán phải do Bác sĩ chuyên khoa Hô hấp xác nhận.

10. Phẫu thuật ghép tạng chủ

Là nhận cấy ghép tạng người của một trong những tạng sau:

Việc cấy ghép do suy giảm chức năng ở giai đoạn cuối và không thể hồi phục của tạng liên quan. Phẫu thuật ghép tạng chủ không bao gồm trường hợp cấy ghép tế bào gốc, tế bào tiểu đảo tuyến tụy và cấy ghép một phần của 1 cơ quan.

11. Suy thận mãn giai đoạn cuối

Suy thận hai bên mạn tính, không hồi phục và phải trải qua việc lọc thận (thẩm phân màng bụng, lọc máu) thường xuyên, vĩnh viễn hoặc phải cấy ghép thận.

12. Bỏng nặng

Bỏng độ ba (toàn bộ chiều dày của da) từ 20% diện tích da toàn thân trở lên theo bảng tính diện tích da Lund & Browder và phải trải qua việc điều trị ghép da.

Bỏng độ ba nghĩa là bỏng mà tất cả cấu trúc của phần da tại đó bị phá hủy toàn bộ và tổn thương ăn sâu xuống lớp mô dưới da.

13. Suy gan giai đoạn cuối

Suy gan giai đoạn cuối khi có tất cả các tiêu chuẩn sau:

Suy gan giai đoạn cuối không bao gồm bệnh gan thứ phát do rượu hoặc lạm dụng thuốc.

14. Viêm gan bạo phát

Tình trạng hoại tử từng phần hoặc toàn bộ gan do vi-rút viêm gan gây ra, dẫn đến suy chức năng gan đột ngột. Chẩn đoán phải thỏa tất cả các tiêu chuẩn sau:

15. Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát

Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát khi có dãn thất phải đáng kể, được xác định dựa vào kết quả thông tim, bệnh dẫn đến suy yếu thể lực kéo dài ít nhất là độ IV theo Phân độ suy tim của Hiệp Hội Tim Mạch New York (NYHA).

Bảng phân loại suy tim theo NYHA:

16. Hôn mê sâu – 96 giờ

Tình trạng mất nhận thức kéo dài ít nhất 96 giờ liên tục. Chẩn đoán phải có bằng chứng của tất cả các điều kiện sau:

Hôn mê sâu – 96 giờ không bao gồm hôn mê trực tiếp do rượu hoặc lạm dụng thuốc.

17. Mù 2 mắt hoàn toàn

Mất thị lực hoàn toàn và không hồi phục ở cả 2 mắt (có hoặc không có thiết bị hỗ trợ) do bệnh lý hoặc Tai nạn. Tình trạng mù phải do Bác sĩ chuyên khoa Nhãn khoa xác nhận.

Mù hai mắt hoàn toàn không bao gồm trường hợp tự ý gây thương tích cho bản thân dù trong tình trạng tỉnh táo hay mất trí.

18. Bệnh lý cơ tim

Bệnh lý cơ tim

Chẩn đoán xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch về bệnh lý cơ tim gây ra suy chức năng tâm thất, có điện tâm đồ bất thường gợi ý và được xác định chắc chắc bằng siêu âm tim để tìm nguyên nhân. Bệnh lý này dẫn đến suy yếu thể lực vĩnh viễn từ độ III trở lên theo bảng phân loại suy tim của Hiệp Hội Tim Mạch New York (NYHA).

Bệnh lý cơ tim không bao gồm bệnh lý cơ tim do sử dụng rượu.

19. Bệnh Parkinson giai đoạn muộn

Chẩn đoán xác định bệnh liệt rung tự phát phải do Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thực hiện. Chẩn đoán phải có tất cả các tiêu chuẩn sau đây:

Bệnh Parkinson giai đoạn muộn không bao gồm bệnh Parkinson do thuốc hoặc độc chất.

20. Liệt/Cụt 2 chi

Mất hoàn toàn và không thể hồi phục chức năng của ít nhất 2 chi do chấn thương, cắt cụt chi hoặc bệnh lý. Tình trạng này phải được xác nhận bởi Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Liệt/Cụt 2 chi không bao gồm trường hợp tự ý gây thương tích cho bản thân dù trong tình trạng tỉnh táo hay mất trí.

21. U não lành tính

Một u não lành tính cần thỏa tất cả các điều kiện sau:

U não lành tính không bao gồm các tình trạng sau:

22. Viêm đa khớp dạng thấp nặng

Tổn thương khớp lan rộng với biến dạng khớp trên lâm sàng của ít nhất 3 khu vực khớp sau:

Chẩn đoán phải được các Bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp thực hiện và Bác sĩ do FWD chỉ định
đồng ý, đồng thời phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

23. Thiếu máu bất sản

Tình trạng suy tủy mạn tính gây ra thiếu máu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu cần được điều trị theo ít nhất hai trong các phương pháp sau:

Chẩn đoán phải do các Bác sĩ chuyên khoa Huyết học xác định.

24. Nhiễm vi-rút Suy giảm miễn dịch ở người (HIV) do nghề nghiệp là nhân viên y tế

Chỉ áp dụng cho Người được bảo hiểm là nhân viên y tế.

Nhiễm HIV do một Tai nạn nghề nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ thông thường với kết quả xét nghiệm HIV chuyển sang dương tính trong vòng 6 tháng kể từ lúc Tai nạn. Bất kỳ Tai nạn nào dẫn đến khả năng yêu cầu bồi thường phải được thông báo cho FWD trong vòng 30 ngày xảy ra Tai nạn và phải có kết quả xét nghiệm HIV âm tính trong vòng 7 ngày sau Tai nạn.

Nhân viên y tế bao gồm: các Bác sĩ, y tá, điều dưỡng, y công, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm, Bác sĩ nha khoa, nha tá, nha công, nhân viên cấp cứu đang làm việc ở các trung tâm y khoa, Bệnh viện, phòng khám, phòng nha tại Việt Nam.

25. Bệnh chân voi

Là hậu quả và biến chứng của bệnh giun chỉ, đặc trưng bởi tình trạng sưng phù các mô của cơ thể do sự tắc nghẽn lưu thông trong mạch bạch huyết.

Bệnh phải được chẩn đoán xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa, dựa trên kết quả xét nghiệm ký sinh trùng và được Hội đồng y khoa của FWD xác nhận.

Loại trừ trường hợp bệnh phù mạch bạch huyết gây ra do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chấn thương, sẹo sau phẫu thuật, suy tim sung huyết hoặc những bất thường bẩm sinh của hệ bạch huyết.

26. Nhiễm HIV do truyền máu

Nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) qua truyền máu phải thỏa tất cả các điều kiện sau:

27. Cấy ghép tủy xương

Trường hợp nhận cấy ghép tủy xương của người bằng kỹ thuật sử dụng tế bào gốc có khả năng tạo máu thực hiện sau khi tách bỏ toàn bộ tủy xương.

28. Lupus ban đỏ hệ thống có biến chứng Viêm thận do Lupus

bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Một rối loạn tự miễn, đa hệ thống, đa nhân tố đặc trưng bởi xuất hiện kháng thể tự miễn chống lại các loại kháng nguyên tự thân khác nhau. Theo Hợp đồng này, Lupus ban đỏ hệ thống sẽ được giới hạn đối với các dạng Lupus có tổn thương thận (Viêm cầu thận do Lupus loại III đến V dựa trên kết quả sinh thiết thận và phù hợp với phân loại của WHO). Chẩn đoán cuối cùng phải do Bác sĩ chuyên khoa về Thấp khớp học và Miễn dịch học xác định.

Phân loại Viêm thận trong bệnh Lupus của WHO:

29. Bệnh nang ở tủy thận

Bệnh lý thận do di truyền đang tiến triển đặc trưng bởi sự hiện diện nhiều nang trong phần tủy của thận, teo ống thận và xơ hóa mô trung gian. Biểu hiện lâm sàng là thiếu máu, đa niệu và mất natri qua thận, dẫn đến suy thận mạn tính.

Chẩn đoán phải dựa trên sinh thiết thận.

30. Hội chứng Eisenmenger nghiêm trọng

Hội chứng Eisenmenger là sự xuất hiện của một lỗ thông (shunt) đảo chiều hoặc hai chiều như là kết quả của tăng huyết áp phổi, gây ra bởi một rối loạn tim. Chẩn đoán phải thỏa tất cả các điều kiện sau:

Bảng phân loại suy tim theo NYHA:

31. Bệnh Kawasaki có phẫu thuật tim

Bệnh Kawasaki là một hội chứng viêm các mạch máu nhỏ, sốt cấp tính ở trẻ em. Nó thể hiện bằng sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên kèm theo ít nhất 4 trong 5 triệu chứng sau:

Thêm vào đó, Người được bảo hiểm phải được điều trị chủ yếu bằng các thuốc salicylates (Aspirin) và gamma globulins qua tĩnh mạch.

Chẩn đoán bệnh Kawasaki phải được xác định rõ bằng các xét nghiệm và kết quả cận lâm sàng. Chẩn đoán xác định phải được xác nhận rõ ràng bởi Bác sĩ chuyên khoa Nhi khoa đang điều trị và Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi.

Phải có bằng chứng của siêu âm tim về tình trạng giãn hoặc phình động mạch và đã có can thiệp phẫu thuật.

Bệnh Kawasaki có phẫu thuật tim chỉ áp dụng cho Người được bảo hiểm từ 18 tuổi trở xuống tại thời điểm được chẩn đoán.

32. Bệnh Still

Một dạng viêm khớp mạn tính ở tuổi thiếu niên đặc trưng bởi sốt cao và các dấu hiệu của bệnh hệ thống có thể tồn tại vài tháng trước khi khởi phát viêm khớp.

Tình trạng bệnh bao gồm các triệu chứng chính sau: sốt cao dao động hàng ngày, ban đỏ mau bay, viêm khớp, lách to, viêm hạch, viêm màng thanh dịch, sụt cân, tăng bạch cầu đa nhân, tăng các protein pha cấp, và xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) và yếu tố thấp (RF) âm tính.

Chẩn đoán phải được các Bác sĩ chuyên khoa Thấp Nhi xác định và có bằng chứng bằng văn bản về bệnh kéo dài trong ít nhất 6 tháng.

Bệnh Still chỉ áp dụng cho Người được bảo hiểm từ 18 tuổi trở xuống khi được chẩn đoán.

33. Xơ cứng bì tiến triển

Bệnh lý mạch máu – chất tạo keo hệ thống gây ra tình trạng xơ cứng lan tỏa và tiến triển ở da, mạch máu và cơ quan nội tạng. Chẩn đoán phải rõ ràng dựa vào sinh thiết và có bằng chứng về huyết thanh học và rối loạn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tim, phổi hoặc thận.

Xơ cứng bì tiến triển không bao gồm những trường hợp sau:

34. Suy tuyến thượng thận mạn tính nguyên phát/Bệnh Addison

Rối loạn tự miễn gây phá hủy từ từ tuyến thượng thận dẫn đến phải điều trị thay thế mineralocorticoid và glucocorticoid kéo dài.

Chẩn đoán suy tuyến thượng thận mạn tính (Bệnh Addition) phải do Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết xác định cũng như sự đồng ý của Bác sĩ do FWD chỉ định và phải có kết quả nghiệm pháp kích thích bằng ACTH hỗ trợ.

Chỉ suy tuyến thượng thận mạn tính do rối loạn tự miễn gây ra được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Suy tuyến thượng thận mạn tính nguyên phát/Bệnh Addison không bao gồm suy tuyến thượng thận do các nguyên nhân khác.

35. Viêm tụy mạn tính tái phát

Được chẩn đoán bởi Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và có đủ tất cả các đặc điểm sau:

Viêm tụy mạn tính tái phát không bao gồm bệnh gây ra do rượu.

36. Xơ cứng rải rác

Bệnh xơ cứng rải rác xảy ra rõ ràng. Chẩn đoán phải do chuyên gia thần kinh và thỏa tất cả các tiêu chuẩn sau đây:

Xơ cứng rải rác không bao gồm các nguyên nhân tổn thương thần kinh khác như Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và HIV.

37. Bệnh loạn dưỡng cơ

Một nhóm bệnh lý thoái hóa do di truyền xảy ra ở bắp cơ đặc trưng bởi yếu cơ và teo cơ tiến triển. Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ phải rõ ràng và do Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thực hiện, và xác nhận dựa vào các xét nghiệm thần kinh cơ chuyên biệt như điện cơ đồ (EMG).

Tình trạng bệnh này làm cho Người được bảo hiểm mất khả năng thực hiện ít nhất 3 trong 6 Chức năng sinh hoạt hàng ngày nếu không có sự trợ giúp trong thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên.

38. Bệnh Alzheimer/Sa sút trí tuệ trầm trọng

Alzheimer

Suy giảm tiến triển hoặc mất trí năng được đánh giá trên lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xuất phát từ bệnh Alzheimer hoặc các rối loạn cơ quan nội tạng không thể hồi phục, đưa đến suy giảm đáng kể về chức năng tâm thần và xã hội, mà vì vậy Người được bảo hiểm cần phải được giám sát và chăm sóc liên tục. Chẩn đoán tình trạng này phải dựa vào xác nhận trên lâm sàng từ phía Bác sĩ chuyên khoa và Bác sĩ do FWD chỉ định.

Bệnh Alzheimer/Sa sút trí tuệ trầm trọng không bao gồm các tình huống sau đây:

39. Bệnh tế bào thần kinh vận động

Bệnh thần kinh vận động được đặc trưng bởi sự thoái hóa tiến triển của các bó vỏ não tủy sống và các tế bào sừng trước hoặc các tế bào thần kinh ly tâm ở hành tủy, biểu hiện bằng teo cơ tủy sống, liệt hành tủy tiến triển, xơ cứng cột bên teo cơ và xơ cứng cột bên nguyên phát.

Chẩn đoán phải do Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh xác định khi bệnh đang tiến triển và dẫn đến suy giảm thần kinh chức năng kéo dài.

40. Viêm não

Viêm mô não nghiêm trọng (bán cầu đại não, cuống não hoặc tiểu não) do nhiễm vi-rút và dẫn đến thiểu năng thần kinh vĩnh viễn. Chẩn đoán phải do Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh xác định và thiểu năng thần kinh chức năng kéo dài phải được ghi nhận trong thời gian từ 6 tuần trở lên.

Viêm não không bao gồm viêm não do HIV.

41. Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt phải được Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh chẩn đoán rõ ràng với các điều kiện sau:

42. Viêm màng não do vi khuẩn

Nhiễm trùng gây ra viêm nặng màng não hoặc tủy sống, đưa đến thiểu năng thần kinh chức năng vĩnh viễn và mất khả năng hồi phục.

Thiểu năng thần kinh phải kéo dài từ 6 tuần trở lên. Chẩn đoán xác định dựa vào:

Viêm màng não do vi khuẩn không bao gồm viêm màng não do vi khuẩn kèm với sự hiện diện của nhiễm HIV.

43. Mất khả năng sống tự lập

Là hậu quả của một bệnh, chấn thương mà Người được bảo hiểm mất khả năng thực hiện (dù có được hỗ trợ hay không) ít nhất 3 trong 6 Chức năng sinh hoạt hàng ngày, trong thời gian 6 tháng liên tục.

Tình trạng này phải được Bác sĩ do FWD chỉ định xác nhận.

Mất khả năng sống tự lập không bao gồm các bệnh lý không phải do thực thể như bệnh loạn thần kinh và các bệnh tâm thần.

44. Hội chứng Apallic

Hoại tử toàn bộ vỏ não nhưng cuống (thân) não vẫn còn nguyên vẹn. Chẩn đoán xác định chắc chắn phải do Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thực hiện tại Bệnh viện có uy tín và có chuyên khoa sâu. Tình trạng bệnh lý này phải được ghi nhận trong hồ sơ y tế từ 1 tháng trở lên.

45. Phẫu thuật não

Phẫu thuật não có gây mê toàn thân có mở hộp sọ.

Phẫu thuật não không bao gồm các trường hợp sau:

46. Bệnh nhược cơ (Myasthenia Gravis)

Là rối loạn tự miễn đặc trưng bởi yếu các cơ tự ý mạn tính, được xác nhận bởi Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh và được chứng minh bằng xét nghiệm Tensilon và điện cơ đồ (EMG).

Phải có chẩn đoán của Bác sĩ chuyên khoa và bệnh án thể hiện bệnh toàn thể và dù được điều trị tích cực bằng phẫu thuật hoặc bằng thuốc thì Người được bảo hiểm vẫn không thể thực hiện 3 trong 6 Chức năng sinh hoạt hàng ngày (có hoặc không có hỗ trợ) trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Bệnh nhược cơ (Myasthenia Gravis) không bao gồm bệnh nhược cơ do bệnh tuyến giáp và bệnh nhược cơ mắt.

47. Câm

Mất khả năng nói hoàn toàn và không có khả năng hồi phục do chấn thương thực thể hoặc do bệnh lý ở dây thanh âm. Mất khả năng nói phải xảy ra trong vòng 12 tháng liên tục. Việc chẩn đoán phải dựa trên các bằng chứng y khoa và được chuyên gia Tai Mũi Họng xác nhận.

Câm không bao gồm các nguyên nhân liên quan đến tâm thần.

2. Kết luận

Bệnh hiểm nghèo vẫn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo FWD mang đến cho khách hàng quyền lợi bảo hiểm lên đến 100% cùng các lựa chọn chăm sóc chữa bệnh tốt nhất. Danh sách những bệnh hiểm nghèo theo Quy tắc bảo hiểm FWD đã được Medplus chia sẻ ở trên. Hãy đọc thật kỹ thông tin trên để biết những quyền lợi mà bạn được bảo hiểm nhé.

Nguồn: Thông tin bảo hiểm bệnh hiểm nghèo FDW

Exit mobile version