Site icon Medplus.vn

Đào lộn hột: Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà bạn cần biết

Đào lộn hột (Điều)

Đào lộn hột (Điều)

A. Thông tin về Đào lộn hột

Đào lộn hột còn được gọi với tên thân quen hơn là Điều, thường được trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta. Ngoài việc mang nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể, Đào lộn hột còn được dùng như bài thuốc điều trị các bệnh tiêu hoá, tiêu chảy,…

Tên khoa học: Anacardium occidentale L.

Họ: Ðào lộn hột – Anacardiaceae.

1. Mô tả

Đào lộn hột (Điều)

2. Bộ phận dùng

Người ta thường lấy cuống quả, quả, vỏ cây, lá và rễ để sử dụng.

3. Phân bố và thu hái

Phân bố: Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, sau này được nhập vào trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa.

Thu hái: Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

4. Thành phần hoá học

B. Tính vị, công dụng và liều dùng

1. Tính vị và công dụng:

Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát.

Dùng nước ép cho lên men làm rượu, có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy.

Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh.

Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu.

Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa.

Rễ làm xổ.

2. Chỉ định và phối hợp

Cuống quả mà ta quen gọi là quả Ðiều, thường được dùng ăn tươi, hoặc thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức, dùng uống trị nôn mửa, viêm họng.

Quả thật đốt tồn tính tán bột uống dùng trị ỉa chảy. Chất gôm được chiết bằng ete từ vỏ cứng của quả dùng trị cùi, trị da bị chai cứng ở chân (mắt cá), trị các nốt ruồi, các vết loét ghẻ khuyết.

Hạt được dùng thay hạnh nhân. Vỏ cây dùng trị ỉa chảy cấp tính, chống táo kết, làm nước súc miệng trị lở mồm miệng và uống trị cổ họng sưng đau.

Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngủ; lá già chữa ghẻ và các vết thương.\

3. Liều dùng

C. Bài thuốc từ Đào lộn hột

1. Chữa kiết lỵ

Thành phần: Nhân hạt Điều cùng với Măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g

Sắc đặc uống (như trên).

2. Chữa tiêu chảy, viêm họng

Thành phần: Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống (như trên).

3. Chữa đau nhức

Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

4. Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét

Bôi dầu vỏ (như trên).

5. Chữa viêm họng

Súc miệng bằng rượu Điều (như trên).

6. Chống nôn mửa

Nhấm nháp rượu Điều (như trên).

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version